Phát triển tiếng Việt cho học sinh DTTS tại bản vùng cao

24/05/2023, 10:37
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhờ sự kiên trì, nhẫn nại của các thầy cô, vốn hiểu biết và ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh người DTTS tại bản Tèn ngày càng được nâng cao.

Linh hoạt trong dạy học

Từ thực tế trên, thực hiện Đề án “Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số” trên địa bàn tỉnh, các thầy cô giáo tại điểm trường bản Tèn đã linh hoạt, sử dụng đa dạng các phương pháp học tập nhằm góp phần tăng cường vốn tiếng Việt cho học sinh tại nơi đây.

Theo cô Tình, đối với học sinh người DTTS, đặc biệt là các em học sinh người dân tộc Mông đang sinh sống tại bản Tèn, để các em có thể tập làm quen và sử dụng vốn tiếng Việt một cách thường xuyên, liên tục thì các thầy cô phải dành rất nhiều thời gian, kiên trì, nhẫn nại và tâm huyết với các em. Bên cạnh đó, cần sự kết hợp giữa việc sử dụng ngôn ngữ với trực quan, cử chỉ.

Những năm gần đây, cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học tại trường đã được quan tâm, đầu tư nhiều hơn. Các em học sinh được tiếp cận với nhiều tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị hiện đại như tivi, máy chiếu…Thông qua những tiết học như vậy, các em đều cảm thấy rất thu hút, hứng thú.

Cô giáo Đinh Thị Thủy, Hiệu trưởng trường TH số 2 Văn Lăng, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho biết: Xác định tiếng Việt có vai trò quan trọng, thời gian qua, nhà trường đã chỉ đạo việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Tổ chức tăng số buổi trong tuần với tất cả các khối lớp để học sinh có nhiều cơ hội cũng như thời gian giao tiếp bằng tiếng phổ thông với thầy cô, bạn bè.

Nhà trường yêu cầu giáo viên tích hợp dạy tiếng Việt trong các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đội ngũ giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt với tư cách dạy ngôn ngữ thứ 2, tăng thời gian luyện nói cho học sinh”.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng phân công tổ trưởng, tổ phó chuyên môn chịu trách nhiệm việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tại khối lớp mình. Mỗi giáo viên có kế hoạch cụ thể về chương trình soạn giảng, giờ dạy học, đảm bảo nội dung tăng cường tiếng Việt cho học sinh.

Đồng thời, khuyến khích giáo viên tự học tiếng dân tộc để phục vụ công tác giảng dạy, tăng cường làm đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng tự làm, các đồ dùng có sẵn tại địa phương, đồ dùng được cấp phát hợp lý, tạo hứng thú cho học sinh. Qua đó, làm cho học sinh nhận thấy học tiếng Việt là có ích và thật sự cần thiết, khơi dậy niềm đam mê học tập của các em.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/phat-trien-tieng-viet-cho-hoc-sinh-dtts-tai-ban-vung-cao-post640041.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/phat-trien-tieng-viet-cho-hoc-sinh-dtts-tai-ban-vung-cao-post640041.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển tiếng Việt cho học sinh DTTS tại bản vùng cao