Trong vai trò là một giáo viên Ngữ văn, cô Hồng Hạnh luôn chú trọng yêu cầu cần đạt kiến thức truyền tải đến học sinh, đồng thời hướng đến việc giáo dục văn hóa –giáo dục nhân cách, thông qua những giá trị nhân văn tác phẩm mang đến.
Các đại biểu và đông đảo cán bộ quản lý, giáo viên của 6 trường THPT trong cụm Đống Đa tham dự. |
Tham luận tại Hội thảo, cô Trần Thị Dung - giáo viên Trường THPT Quang Trung cho rằng, văn hóa học đường bắt nguồn từ những giờ học truyền cảm hứng. Khi học sinh được tham gia các giờ học truyền cảm hứng, các em sẽ phát triển bản thân một cách tự nhiên, đầy đủ các mặt tri thức, kĩ năng, cảm xúc.
Một học sinh được thỏa mãn về mặt tri thức, được cảm nhận sự tôn trọng và thân thiện từ giáo viên chắc chắn sẽ tự tin, cư xử đúng mực và không ngừng phấn đấu từ đó nâng cao các năng lực của bản thân.
Cô Trần Thị Dung - giáo viên Trường THPT Quang Trung tham luận tại hội thảo. |
“Một ngôi trường có nhiều giờ học truyền cảm hứng chắc chắn sẽ gặp những nụ cười thật tươi của học sinh và chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao, văn hóa học đường được cải thiện” - cô Trần Thị Dung nhấn mạnh.
Nụ cười hạnh phúc trên những trường học hạnh phúc. |
Theo cô Lưu Thị Lập, giáo dục và đào tạo là con đường để tạo dựng các giá trị văn hóa, bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa, sáng tạo văn hóa; từ đó điều chỉnh, phát triển văn hóa. Nhắc lại lời của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn về xây dựng văn hóa học đường, Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Cầu chia sẻ: Những gì đang diễn ra trong trường học đạt tới chuẩn và thể hiện được giá trị thì đó là văn hóa học đường. Xây dựng văn hóa học đường gắn liền với việc thực thi các quy tắc ứng xử trong trường học, các chuẩn giá trị của trường học. Lấy việc thực hiện kỷ cương trường học làm nền tảng, coi trọng phương diện tu dưỡng cá nhân của học sinh và lấy đó là gốc cho việc phát triển văn hóa.