Phụ huynh Mỹ lao đao khi con không được đến trường

28/01/2024, 08:08
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sau đại dịch Covid-19, không ít học sinh Mỹ gặp vấn đề khi muốn trở lại trường học.

Khi những đứa trẻ nghỉ học 10 ngày liên tiếp vào mùa Thu năm đó, khu học chánh đã loại chúng khỏi danh sách do quy định của tiểu bang. Do đó, Tameka phải đăng ký lại cho trẻ.

Tuy nhiên, vấn đề là khi chồng Tameka qua đời, anh đang mang theo tất cả giấy tờ quan trọng của gia đình trong ba lô. Thời điểm đó, bệnh viện tiếp nhận và cho biết, chiếc ba lô cùng các tài sản khác đã được chuyển cho một thành viên trong gia đình. Song, cô chưa bao giờ tìm thấy chiếc ba lô.

Ba lô chứa giấy khai sinh của bọn trẻ và Tameka, cùng thẻ Medicaid (bảo hiểm y tế) và thẻ An sinh xã hội. Dần dần, cô đã cố gắng thay thế những tài liệu còn thiếu. Đầu tiên, cô nhận được giấy khai sinh mới cho bọn trẻ và phải di chuyển vào trung tâm thành phố.

Sau hơn một năm xin thẻ Medicaid mới, cuối cùng, cô cũng nhận được cho hai con của mình. Nữ phụ huynh cho biết cần đưa con đến bác sĩ để xác minh sức khỏe cũng như tiêm chủng cần thiết và đăng ký. Khi xin hẹn gặp bác sĩ vào tháng 10, văn phòng cho biết, thời điểm sớm nhất có thể gặp các con cô là tháng 12. Tuy nhiên, khi đó, nửa năm học đã trôi qua.

Kimberly Dukes - phụ huynh ở Atlanta, người đồng sáng lập một tổ chức giúp các gia đình vận động cho trẻ.
Kimberly Dukes - phụ huynh ở Atlanta, người đồng sáng lập một tổ chức giúp các gia đình vận động cho trẻ.

Chênh lệch giàu nghèo

Nhật ký liên lạc do học khu cung cấp cho thấy, nhân viên xã hội từ ba trường đã gửi 4 email và gọi cho gia đình Tameka 19 lần kể từ khi đại dịch khiến các lớp học đóng cửa vào năm 2020. Hầu hết các cuộc gọi đó đều chuyển sang hộp thư thoại hoặc không thực hiện được vì điện thoại bị ngắt kết nối.

“Chúng tôi và Nhóm Dịch vụ đã nỗ lực hết mình để giúp đỡ gia đình cũng như những đứa trẻ này”, Coleman - người phát ngôn của học khu cho biết. Việc truy cập điện thoại di động không thường xuyên không phải là hiếm ở những người Mỹ có thu nhập thấp. Nhiều người có điện thoại, như gia đình Tameka. Tuy nhiên, khi hết số phút trả trước, việc liên lạc qua điện thoại là không thể.

Vì vậy, ở một số thành phố, ngay cả khi đại dịch đang đạt đỉnh điểm, nhân viên xã hội, giáo viên và quản lý đã trực tiếp kiểm tra các gia đình khi họ không phản hồi hoặc không thấy trẻ em tham gia học trực tuyến.

Tại Atlanta, Coleman cho biết, học khu tránh tiếp xúc trực tiếp vì lo ngại Covid-19 lây lan. Đối với nhiều nhà quan sát, những rắc rối của Tameka bắt nguồn từ quá trình đô thị hóa nhanh chóng của Atlanta. Thành phố, nổi tiếng với tầng lớp nhiều người da đen, cũng là nơi có sự chênh lệch giàu nghèo lớn nhất đất nước giữa các gia đình da đen và da trắng.

Nhiều phụ huynh gặp rắc rối về mặt giấy tờ.
Nhiều phụ huynh gặp rắc rối về mặt giấy tờ.

Frank Brown - người đứng đầu Cộng đồng Trường học ở Atlanta cho biết: “Nhìn từ ngoài thì có vẻ ổn, nhưng khi vào bên trong, bạn sẽ thấy rằng, người da đen và da nâu có điều kiện kinh tế kém hơn ở Tây Virginia”.

Trong khi đó, bà Tiffany Fick - Giám đốc chất lượng trường học và vận động cho Công bằng trong Giáo dục, một tổ chức chính sách ở Atlanta, cho biết, đây là vấn đề cân bằng số lượng học sinh trong trường học. Song, đó cũng là về chủng tộc và giai cấp.

Các cộng đồng như St. Louis, thị trấn Everett và Tupelo, Mississippi của Massachusetts, đã áp dụng những chính sách tương tự. Trong đó, bao gồm các dòng thông báo để báo cáo những phụ huynh Mỹ có thể gửi con họ đến trường học bên ngoài khu vực tuyển sinh.

Tuy nhiên, khu vực đô thị Atlanta dường như là một điểm nóng, bất chấp các chính sách gây gián đoạn việc học tập của trẻ em. Vào tháng 1, hạt Fulton lân cận đã gạch tên gần 400 học sinh khỏi một trong các trường trung học sau khi kiểm tra giấy tờ cư trú sau kỳ nghỉ Giáng sinh. Các chính sách này được đưa ra để ngăn cản trẻ em theo học những trường bên ngoài khu vực lân cận.

Theo một phân tích của AP, những lý do khiến sinh viên bỏ học trong thời kỳ đại dịch rất đa dạng và vẫn chưa được hiểu rõ. Một số trải qua tình trạng vô gia cư, vật lộn với sức khỏe tâm thần hoặc bị tụt hậu khi học trực tuyến.

Một số cần phải làm việc hoặc đảm nhận trách nhiệm của người lớn. Số lượng học sinh nghỉ học đã giảm kể từ mùa Thu năm 2021. Tuy nhiên, không phải tất cả đều trở lại trạng thái “bình thường” trước đại dịch.

Phân tích của AP cho thấy sự thoái lui lâu dài của trẻ khỏi trường công. Trong số các bang có dữ liệu đáng tin cậy, giáo dục tư thục tăng gần 8% và giáo dục tại nhà tăng hơn 25% từ mùa Thu năm 2019 - 2022. Tỷ lệ tuyển sinh vào trường công vẫn giảm. Con số giảm là hơn 1 triệu học sinh.

Theo AP

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/phu-huynh-my-lao-dao-khi-con-khong-duoc-den-truong-post669936.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/phu-huynh-my-lao-dao-khi-con-khong-duoc-den-truong-post669936.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phụ huynh Mỹ lao đao khi con không được đến trường