Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ: Cần đổi mới trước những thách thức

29/03/2024, 17:40
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đang đứng trước thách thức lớn của việc phải đổi mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả, như: Vấn đề tốc độ và chất lượng xử lý đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp; công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp; hiệu quả của hoạt động quản lý tài sản trí tuệ sau khi được bảo hộ...

Từ thực tiễn của địa phương, ông Nguyễn Quốc Hà cũng đề nghị Bộ KH&CN tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn và xây dựng cơ chế, chính sách về định giá tài sản trí tuệ, bởi đây là một những yếu tố quan trọng của quá trình thương mại hóa và chuyển giao công nghệ, tài sản trí tuệ.

Đồng thời tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, tăng cường phối hợp với địa phương trong xử lý xâm phạm quyền SHTT...

Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ: Cần đổi mới trước những thách thức- Ảnh 3.

Các đại biểu tham quan triển lãm trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa đặc trưng của địa phương bên lề hội nghị - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Tối ưu hóa quy trình xử lý, giảm tồn đọng đơn sở hữu công nghiệp

Chia sẻ một trong những thách thức lớn hoạt động quản lý nhà nước về SHTT, ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục SHTT cho rằng, đó là vấn đề tốc độ và chất lượng xử lý đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

Mặc dù thời gian qua, Cục đã triển khai một số công việc nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn sở hữu công nghiệp, số lượng đơn được xử lý có cải thiện, song tình trạng tồn đọng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp vẫn còn nhiều.

Năm 2023, Cục SHTT đã tiếp nhận 156.413 đơn các loại (tăng 11% so với năm 2022), bao gồm 84.753 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 8,5%) và 71.660 các loại đơn, yêu cầu khác (tăng 14,1%).

Cục đã xử lý được 125.778 đơn các loại, trong đó có, 74.130 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp và 51.648 đơn/yêu cầu khác; cấp 36.977 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp các loại.

Vì vậy, trong thời gian tới, Cục SHTT sẽ tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các quy chế thẩm định đơn sở hữu công nghiệp theo hướng tối ưu hóa quy trình xử lý đơn; xây dựng và triển khai kế hoạch xử lý đơn sở hữu công nghiệp nhằm thực hiện Nghị quyết số 100/2023/QH15 của Quốc hội, hướng đến năm 2027 đưa thời gian thẩm định đơn về đúng thời hạn theo quy định của pháp luật; đồng thời tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp, dịch vụ công trực tuyến...

Xử lý 3.000 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Năm 2023, theo báo cáo của các địa phương, có 3.049 vụ xâm phạm quyền ở hữu công nghiệp đã được xử lý (chủ yếu là đối với nhãn hiệu) với tổng số tiền phạt là 36,7 tỷ đồng và hơn 340.000 sản phẩm bị xử lý, tăng 213% về số vụ và 204% tổng số tiền phạt so với năm 2022 (1.430 vụ với tổng số tiền phạt hơn 18 tỷ đồng).

Cục SHTT cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về SHTT; tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyềnSHTT trong môi trường kỹ thuật số.

Bên cạnh đó, tập trung các giải pháp thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ; khuyến khích, phát triển các hoạt động hỗ trợ về SHTT; khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ; tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động SHTT, cũng như chung tay xây dựng văn hóa SHTT...

Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/quan-ly-nha-nuoc-ve-so-huu-tri-tue-can-doi-moi-truoc-nhung-thach-thuc-102240329135753808.htm
Copy Link
https://baochinhphu.vn/quan-ly-nha-nuoc-ve-so-huu-tri-tue-can-doi-moi-truoc-nhung-thach-thuc-102240329135753808.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ: Cần đổi mới trước những thách thức