Đối với các tiêu chí của đô thị loại I, tỉnh Quảng Ninh cần lưu ý mật độ dân số. Do điều kiện tự nhiên, mật độ dân số trên toàn tỉnh sẽ không đạt được theo yêu cầu, tuy nhiên mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị là một tiêu chí quan trọng và có thể đạt được, nếu hướng đến phát triển theo hướng tập trung, không dàn trải.
Giao thông, hạ tầng đồng bộ giúp kết nối các thành phố của Quảng Ninh trong tương lai. Ảnh: Quốc Nam. |
Hiện tại, Quảng Ninh có 13 đô thị, trong đó một đô thị loại I trực thuộc tỉnh, 3 đô thị loại 2, 2 đô thị loại 3, 2 đô thị và 1 thị trấn được công nhận đô thị loại 4 và 4 thị trấn được công nhận đô thị loại 5. Cùng với đó, tỉnh có 2 khu kinh tế ven biển và 3 khu kinh tế cửa khẩu. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 67,5%.
Kế hoạch đến năm 2025, Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính với 13 đô thị. Trong đó có 1 đô thị loại 1 là TP Hạ Long; 3 đô thị loại 2 gồm TP Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái; 3 đô thị loại 3 gồm thị xã Quảng Yên, Đông Triều và Vân Đồn; 2 đô thị loại 4 gồm thị trấn Tiên Yên, thị trấn Quảng Hà; 4 đô thị loại 5 là các thị trấn Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà và Cô Tô, tỷ lệ đô thị hóa 70-75%.
Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh có có 12 đơn vị hành chính với 12 đô thị, trong đó 4 đô thị loại 1 gồm Hạ Long, Móng Cái - Hải Hà, Uông Bí, Cẩm Phả; 3 đô thị loại 3, chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội, kỹ thuật đạt đô thị loại 1 gồm Quảng Yên, Đông Triều, Cái Rồng; 1 đô thị loại 3 là Tiên Yên; 3 đô thị loại 4 gồm Đầm Hà, Bình Liêu - Hoành Mô - Đồng Văn, Cô Tô; 1 đô thị loại 5 là thị trấn Ba Chẽ, tỷ lệ đô thị hóa trên 75%.
Bốn thành phố biến mất- nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và rất cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.