Quy luật Ngũ hành - quy luật của vũ trụ

Phạm Hoa | 22/09/2023, 06:06
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Giữa trời và đất luôn có mối giao thoa quy luật ngũ hành tương sinh trong ngũ hành tương khắc. Do đó, hiểu quy luật của Ngũ hành chính là để hiểu quy luật của vũ trụ.

Ngũ hành là gì?

Theo thuyết duy vật cổ đại, thuyết Ngũ hành gồm 5 vật chất tạo nên thế giới là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.

ngu-hanh.jpg
Ảnh: Internet

1. Hành Kim (kim loại) gồm:

- Sa trung kim (vàng trong cát)

- Kim bạc kim (vàng pha kim khí trắng)

- Hải trung kim (vàng dưới biển)

- Kiếm phong kim (vàng ở mũi kiếm)

- Bạch lạp kim (vàng trong nến trắng)

- Thoa xuyến kim (vàng làm đồ trang sức)

2. Hành Thủy (nước, chất lỏng) gồm:

- Thiên hà thủy (nước ở trên trời)

- Đại khê thủy (nước dưới khe lớn)

- Đại hải thủy (nước đại dương)

- Giản hạ thủy (nước dưới khe)

- Tuyền trung thủy (nước giữa dòng suối)

- Trường lưu thủy (nước chảy thành giòng lớn)

3. Hành Mộc (cây cối, gỗ) gồm:

- Bình địa mộc (cây ở đồng bằng)

- Tang đố mộc (gỗ cây dâu)

- Thạch lựu mộc (gỗ cây thạch lựu)

- Đại lâm mộc (cây trong rừng lớn)

- Dương liễu mộc (gỗ cây liễu)

- Tùng bách mộc (gỗ cây tùng bách)

4. Hành Hỏa (lửa) gồm:

- Sơn hạ hỏa (lửa dưới chân núi)

- Phú đăng hỏa (lửa ngọn đèn)

- Thiên thượng hỏa (lửa trên trời)

- Lộ trung hỏa (lửa trong lò)

- Sơn đầu hỏa (lửa trên núi)

- Tích lịch hỏa (lửa sấm sét)

5. Hành Thổ (đất đai) gồm:

- Bích thượng thổ (đất trên vách)

- Đại dịch thổ (đất thuộc 1 khu lớn)

- Sa trung thổ (đất lẫn trong cát)

- Lộ bàng thổ (đất giữa đường)

- Ốc thượng thổ (đất trên nóc nhà)

- Thành đầu thổ (đất trên mặt thành)

ngu-hanh-2.png
Hiểu quy luật của Ngũ hành chính là để hiểu quy luật của vũ trụ. Ảnh: Internet

Đặc tính ngũ hành

Đặc tính của ngũ hành là lưu hành luân chuyển và biến đổi không ngừng. Ngũ hành không bao giờ mất đi. Nó cứ tồn tại mãi theo không gian và thời gian. Nó là nền tảng, là động lực để vũ trụ vận động và vạn vật được sinh thành.

Lưu hành nghĩa là 5 vật chất lưu hành tự nhiên trong vạn vật trong không gian và thời gian. Ví như lửa, khi lưu hành, lửa sẽ đốt cháy mọi thứ mà nó đi qua.

Luân chuyển nghĩa là 5 vật chất luôn truyền tự nhiên. Ví như hành mộc: cây sẽ từ bé mà lớn lên, có thể lấy gỗ làm nhà hay công cụ trong lòng đất từ khai thác và chế biến thành công cụ có ích.

Các quy luật trong ngũ hành

Giữa trời và đất luôn có mối giao thoa quy luật ngũ hành tương sinh trong ngũ hành tương khắc. Chính là sự chuyển hóa qua lại giữa trời đất và để tạo nên sự sống của vạn vật. Sinh và khắc luôn tồn tại. Tương sinh đó là nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của mọi sinh vật.

Ngũ hành tương sinh

Tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng phát triển. Trong hệ thống ngũ hành tương sinh bao gồm 2 phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:

Mộc sinh hỏa: Cây khô sinh ra. Lửa hỏa lấy mộc làm nguyên liệu đốt.

Hỏa sinh thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi tro bụi. Tro bụi vun đắp thành đất.

Thổ sinh kim: Kim loại quặng hình thành từ trong lòng đất.

Kim sinh thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.

Thủy sinh mộc: Nước duy trì sự sống của cây.

Ngũ hành tương khắc

Tương khắc là sự áp chế sát phạt cản trở sinh trưởng phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong hủy diệt.

Trong quy luật tương khắc bao gồm 2 mối quan hệ đó là cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lý của quy luật tương khắc là:

Thủy khắc hỏa: Nước sẽ dập lửa.

Hỏa khắc kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại.

Kim khắc mộc: Kim loại rèn thành dao kéo chặt đổ cây.

Mộc khắc thổ: Cây hút chết dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.

Thổ khắc thủy: Đất hút nước, có thể ngăn được dòng chảy của nước. Xét về mặt phong thủy, quy luật tương sinh và tương khắc luôn tồn tại song hành với nhau có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ.

Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì khi sự phát triển đạt tới độ lớn nhất dễ gây ra nhiều tác hại không mong muốn.

Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không nảy nở phát triển. Do đó, sinh và khắc tạo ra quy luật chế hoá không thể tách rời.

Ngũ hành phản sinh và ngũ hành phản khắc

Ngũ hành phản sinh

Trong tương sinh có phản sinh. Tương sinh là quy luật phát triển của ngũ hành. Tuy nhiên, sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại.

Kim hình thành trong thổ nhưng thổ quá nhiều dễ khiến kim bị vùi lấp.

Hỏa tạo thành thổ nhưng hỏa quá nhiều thì thổ cũng bị cháy thành than. Mộc sinh hỏa nhưng mộc nhiều thì hỏa dễ gây hại.

Thủy cung cấp dinh dữơng để mộc xinh trưởng phát triển nhưng thủy quá nhiều thì mộc sẽ bị cuốn trôi.

Kim sinh thủy nhưng kim nhiều thì thủy bị đục.

Cũng giống như cây củi khô là nguyên liệu đốt để tạo ra lửa. Thế nhưng quá nhiều cây khô sẽ tạo nên một đám cháy lớn gây nguy hại đến tài sản và tính mạng con người.

Ngũ hành phản khắc

Trong tương khắc tồn tại 2 mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc.

Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa thì đây được gọi là quy luật phản khắc.

Cụ thể như sau:

Kim khắc mộc nhưng mộc quá cứng khiến kim bị gãy.

Mộc khắc thổ nhưng thổ nhiều dễ khiến mộc suy yếu.

Thổ khắc thủy nhưng thủy nhiều dễ khiến thổ bị sạt lở bào mòn.

Thủy khắc hỏa nhưng hỏa nhiều dễ khiến thủy cũng phải cạn.

Hoả khắc kim nhưng kim nhiều hỏa dễ bị dập tắt.

Tựu chung lại, ngũ hành kim - mộc - thủy - hỏa - thổ không chỉ tồn tại các quy luật tương sinh tương khắc mà còn là cả trường hợp phản sinh phản khắc xảy ra.

(Sưu tầm)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quy luật Ngũ hành - quy luật của vũ trụ