Đó là ba trong số các phản hồi gửi về ban tổ chức sau khi kết thúc khóa tập huấn - phần nào cho thấy sự cần thiết và hiệu quả của hoạt động phi lợi nhuận này.
Theo kế hoạch, VSF tiếp tục tổ chức chuyến đi thực tế cho các học viên của khóa tập huấn nhằm tìm kiếm và lan tỏa cách làm và bài học kinh nghiệm hay trong thúc đẩy bình đẳng thông qua việc khai thác các câu chuyện của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số tại huyện Vân Hồ, Sơn La.
Trần Hồng Điệp – Phó Giám đốc VSF (ngoài cùng bên trái) là một trong 3 cựu thành viên Đại sứ quán Mỹ điều hành và cố vấn kỹ thuật cho sáng kiến. |
Bên cạnh nguồn tài trợ từ Đại sứ quán Hoa Kỳ, VSF cũng đã đối ứng ngân sách thực hiện dự án bằng nguồn tài trợ từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thông qua Chương trình gây quỹ “Mùa trăng Hy vọng”, bà Trang cho biết thêm
Sáng kiến “Góp tiếng nói - Thêm bình đẳng” của VSF được triển khai từ tháng 10/2022 với sự điều hành và cố vấn kỹ thuật của 3 cựu thành viên của các chương trình trao đổi học thuật và chuyên môn do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ là: Chị Trần Hồng Điệp – Phó Giám đốc VSF; chị Nguyễn Phương Chi, Phó Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và Quản lý Khoa học, Học viện Phụ nữ Việt Nam; và chị Hoàng Thị Hường - Nhà hoạt động về Giới và Sáng lập Toha Coffee.
Các hoạt động tiếp theo của Sáng kiến tại Vân Hồ, Sơn La và trên nền tảng mạng xã hội bao gồm:
- Tập huấn về “Bình đẳng và Bình đẳng giới” cho các thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (16-25 tuổi).
- Tọa đàm về tiếng nói của thanh thiếu niên với giảm bất bình đẳng giới.
- Tổ chức các chuyến thực tế nhằm tìm kiếm và lan tỏa cách làm và bài học kinh nghiệm hay trong thúc đẩy bình đẳng.
- Chiến dịch truyền thông trực tuyến.
- Hỗ trợ các sáng kiến giảm bất bình đẳng do thanh niên khởi xướng và thực hiện.