Năm 2020, văn phòng chống khiêu dâm của Trung Quốc đã trấn áp một số trang web bán nội dung khiêu dâm của trẻ vị thành niên, tương tự "phòng chat thứ N" của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Sixth Tone nhận thấy các nhóm tương tự vẫn đang hoạt động, đặc biệt trên ứng dụng nhắn tin Telegram vì máy chủ nằm ngoài phạm vi quản lý của Trung Quốc. Trên ứng dụng này, nhiều người dùng chia sẻ những nội dung khiêu dâm được tạo bằng AI.
Lu Yu, luật sư tại Công ty Luật Qianqian (Bắc Kinh), cho biết những người sử dụng hình ảnh người khác để thu lợi bất chính có thể bị buộc tội vi phạm quyền về hình ảnh và danh dự của người khác.
Trường hợp của He Runcheng ở Hồ Nam và Zhang X. Feng ở Giang Tô đã làm rõ thực trạng bạo lực mạng ở nam giới nhằm vào nữ giới. Họ thường làm nhục nạn nhân bằng cách bịa đặt, gắn nạn nhân vào các hình ảnh, video, tin đồn về tình dục.
Để bảo vệ phụ nữ khỏi nạn bạo lực mạng, luật bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ tại Trung Quốc đã thêm một điều khoản mới là cấm xúc phạm, phỉ báng, làm tổn hại nhân phẩm phụ nữ. Luật này nhấn mạnh rằng những trường hợp vi phạm sẽ bị truy tố.
"Các cuộc điều tra và thu thập bằng chứng khiến các nạn nhân tổn thương nhiều hơn, giống như đâm một con dao sắc vào vết thương của họ. Các cơ quan liên quan cần mạnh tay hơn để kiểm soát và trừng phạt những kẻ phạm tội, đồng thời giảm nỗi đau mà nạn nhân phải gánh chịu", tờ China Women's News bàn về vụ việc của sinh viên He Runcheng.