Trượt patin không chỉ giúp trẻ cải thiện các vấn đề về sức khỏe, tinh thần, mà còn tạo cho trẻ một mối quan hệ xã hội rộng rãi, giao lưu kết bạn. Thêm vào đó, trẻ cũng có thể năng cao khả năng giao tiếp xã hội, cảm thấy tự tin trước đám đông. Khi trượt patin, ngay cả những hành động nhỏ, trẻ cũng cần sự chú ý và tập trung cao độ. Đây là môn thể thao tuyệt vời để rèn luyện sự tập trung và tính kiên trì của trẻ.
"Trượt patin giúp chúng ta biết tự đứng lên mỗi khi ngã xuống", những lần vấp ngã giúp con tôi luyện và trau dồi chỉ số vượt khó (AQ). Vượt khó là chỉ số vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân, vì chỉ cần AQ cao thì làm gì cũng thuận lợi.
Với patin, trẻ sẽ học cách tự vượt qua vấp ngã, cách xử lý tình huống khi bị té để tránh bị thương, giảm mức độ nghiêm trọng và đảm bảo sự an toàn. Con học được cách đứng lên bằng chính đôi chân của mình, sau đó trưởng thành hơn.
Diệp Lâm Anh và con gái
Giống như các môn thể thao khác, khi trượt patin, cơ thể sẽ giải phóng một lượng endorphins và hormone giúp tăng cường sức lực, tạo ra nguồn năng lượng dồi dào để tâm trí bé hứng khởi hơn, giảm căng thẳng.
Để giảm thiểu các chấn thương trong quá trình tập luyện, ba mẹ cần chuẩn bị cho con trang phục phù hợp, thoải mái. Trẻ sẽ cần các phụ kiện bảo hộ như mũ bảo hiểm, găng tay, miếng bảo vệ cổ tay, miếng đệm khuỷu tay...
Khó khăn nhất với các bé khi mới bắt đầu học trượt patin là cần vượt qua tâm lý sợ hãi, khi trẻ quen với giày, nắm vững kỹ thuật té ngã thì sẽ tự tin hơn. Bố mẹ hãy luôn theo sát bé, tuân thủ các quy định về an toàn.
Việc các bậc phụ huynh hướng dẫn hoặc trượt cùng các bé cũng làm cho quan hệ gia đình thêm khắn khít, hạnh phúc, vui vẻ hơn. Hay bố mẹ có thể học trượt patin cùng con mỗi ngày để cùng con rèn luyện sức khỏe, cả thể chất lẫn tinh thần. Chắc chắn cả gia đình sẽ có được những trải nghiệm đầy thú vị.