"Đêm chung kết là một đêm đầy ắp kỉ niệm, chúng ta sẽ được thưởng thức những màn trình diễn với nhiều tiết mục chất lượng, đầy màu sắc, sinh động. Tôi hi vọng rằng thông qua liên hoan này, các em học sinh sẽ có thêm kinh nghiệm, sự tự tin trong giao tiếp và biểu diễn, là nguồn cảm hứng để các em tiếp tục phát huy tài năng của mình trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong tương lai"- ông Trần Thế Cương bày tỏ.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đề nghị các nhà trường, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp để đưa bộ môn âm nhạc đến đông đảo học sinh theo định hướng của chương trình GDPT 2018 với mục đích đào tạo học sinh phát triển toàn diện, tạo điều kiện để các học sinh, các ban nhạc được sinh hoạt, tập luyện và biểu diễn tại các sự kiện, các sân chơi trong và ngoài nhà trường.
Các cổ động viên cổ vũ cho các đội. |
Cơn mưa nặng hạt tối 14/4 không làm nao lòng cổ động viên của các trường THPT tham gia đêm Chung khảo Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh. Mặc cho nhiệt độ đã giảm khi trời bắt đầu tối, trời mưa mau hơn nhưng sân trường THPT Việt Đức vẫn đang nóng lên theo từng giây từng phút.
Những tiếng hô vang "Nguyễn Tất Thành vô địch", “Kim Liên cố lên” xen lẫn âm thanh “Phan Đình Phùng chiến thắng”, "Việt Đức", "Olympia", "Phan Huy Chú"... khiến không khí trước vòng Chung khảo thêm phần rộn ràng. Đội thi nào cũng tự tin mình sẽ mang về chiến thắng.
Lần đầu tiên tổ chức sự kiện này, song theo đánh giá của Ban giám khảo, các tiết mục tham dự không chỉ thể hiện tài năng, niềm đam mê của học sinh Hà Nội với âm nhạc, nghệ thuật mà còn là sự quan tâm, đầu tư của các nhà trường với công tác giáo dục toàn diện.