Đoạn sông Cửa Lớn – nơi xảy ra vụ nổ khiến 3 thợ lặn tử vong
“Riêng những con tàu bị lún bùn sâu, chìm dưới lòng đất, mình không thể nào kéo lên theo chiều xuôi mà phải lột ngược con tàu. Khi mũi tàu có độ hở, người thợ lặn phải tranh thủ luồn những dây xích qua thân tàu, cứ thế cho đến khi con tàu lên khỏi mặt đất rồi dùng cẩu kéo lên”, bà Duyên chia sẻ kinh nghiệm.
Nghề này đầy rẫy nguy hiểm, chỉ cần sơ suất nhỏ của người thủ lĩnh là bạn lặn bỏ mạng như chơi. Bà Duyên không nhớ nổi đã bao nhiêu lần lặn xuống đáy sông cứu đồng đội khi họ bị tuột dây hay bể ống hơi. Thế nhưng, kỷ niệm buồn nhất trong nghề khiến bà nản chí, quyết định bỏ cái nghề lặn nghiệt ngã này khi lần lượt chứng kiến người anh trai ruột, người em nuôi thân tình tử nạn lúc làm nghề. “Sinh nghề tử nghiệp, không ai ngờ rằng người có nhiều kinh nghiệm như anh em của tôi lại bỏ mạng dưới lòng sông”, bà nói giọng trầm buồn.
Bà Duyên vẫn lưu luyến với nghề “nhắm mắt quơ tay” dưới đáy sông
Tung hoành khắp nơi với cái nghề “nhắm mắt quơ tay” nhưng nữ thợ lặn này sợ nhất là mỗi khi có ai gọi đi lặn tìm... xác chết. Bà Duyên thú nhận rằng khi nắm được tay người chết ở tận mười mấy mét nước dưới đáy sông lạnh lẽo, lắm lúc bà cũng rợn người. “Người ta gọi nửa đêm mình cũng phải ra ứng cứu. Mình làm nghề này thấy người ta gặp nạn sao bỏ được. Tôi chưa bao giờ nhận thù lao công việc lặn tìm xác chết này”, bà Duyên chia sẻ.
Khoảng 4 năm trở lại đây, do những người trong đội lặn đều lớn tuổi, bà Duyên giải tán đội, chuyển sang nghề nuôi hàu. Nhưng khi có người thuê trục vớt tàu đánh bắt cá chìm ngoài biển, bà sẵn sàng cho mượn đồ nghề, góp ý cho những thế hệ thợ lặn trẻ tiếp tục mưu sinh trên dòng sông Cửa Lớn - con sông duy nhất ở Việt Nam có khởi nguồn từ biển và chảy ra biển và là con sông gắn với nhiều chiến tích đánh giặc hào hùng, oanh liệt trong quá khứ. |
XEM THÊM CÁC KỲ
1