Thiên hà ESO 510-G13 có dạng xoắn khá rõ nét. Credit: NASA and The Hubble Heritage Team . Credit: STScI/AURA.
Các tác giả của nghiên cứu bắt đầu theo dõi dữ liệu trong lần chạy TNG50 của mô phỏng IllustrisTNG. Đây là những mô phỏng siêu máy tính về tiến hóa của thiên hà trong đó có bao gồm những quá trình tiến hóa vũ trụ học và vật chất tối cũng như những tương tác từ thủy động lực học chi tiết.
Từ dữ liệu này, các tác giả cho thấy vùng trong của quầng vật chất tối có thể có độ nghiêng rõ rệt so với mặt phẳng thiên hà, và điều đó có thể có nguyên nhân từ cả những va chạm thiên hà lẫn những lần tiếp xúc gần giữa các thiên hà. Sự lệch hướng này có thể đã tồn tại hàng tỷ năm, đủ để làm gây ra sự cong vênh của đĩa thiên hà.
Tiếp đó, nhóm nghiên cứu xem xét một thiên hà mẫu trong mô phỏng TNG50, có kích thước và tuổi tương đương với Milky Way, với quầng vật chất tối bị nghiêng. Sau khi chạy mô phỏng quá trình tiến hóa 6 tỷ năm, kết quả cho thấy sự tương đồng đáng chú ý giữa thiên hà mẫu này với những gì quan sát được ở Milky Way trong thực tế.
Các nhà thiên văn cũng đã quan sát được những thiên hà khác có mặt phẳng bị cong, và có một số bằng chứng về việc tới một nửa số thiên hà xoắn trong vũ trụ bị cong ít nhất là vài độ. Việc này cho thấy ảnh hưởng của tương tác kéo dài giữa một thiên hà và quầng xoắn của nó. Tất nhiên, đây mới chỉ là nghiên cứu ban đầu, nhưng quan sát và mô phỏng chi tiết hơn sẽ cần được thực hiện để hiểu chi tiết hơn về quá trình tiến hóa của các thiên hà như Milky Way.
Bryan
Theo Phys.org