Mẹ của Xiaoqin nói: "Thằng bé theo tôi đi chơi khắp nơi ngoài đồng vào ban ngày, thỉnh thoảng chơi với bọn trẻ trong làng, ngày nào nó cũng chạy nhiều, ăn uống và ngủ rất ngon".
Khi Xiaoqin chăm sóc con, vì chỗ nhà cô ở không có thang máy, cô không thích di chuyển nên rất ít đưa con ra ngoài chơi. Năng lượng của trẻ không được giải phóng nên tự nhiên sẽ ít buồn ngủ.
Trên thực tế, có nhiều bậc cha mẹ bỏ qua vai trò quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển của con mình.
Ngủ có giúp trẻ cao hơn không?
Khi trẻ ngủ, hormone tăng trưởng có thể được tiết ra, bất kể ban ngày hay ban đêm. Nhưng lượng tiết sẽ nhiều hơn vào ban đêm, nếu trẻ có thể chìm vào trạng thái ngủ sâu vào ban đêm, lượng hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra nhiều hơn.
Hormon tăng trưởng là một loại hormone do vùng dưới đồi tiết ra, có thể thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ và các cơ quan. Khi chúng ta đi ngủ vào ban đêm sẽ có 2 thời kỳ tiết hormone cao điểm là từ 9 giờ tối đến 1 giờ sáng, lượng hormone tăng trưởng tiết ra cao nhất vào lúc 10 giờ tối. Vì vậy, việc cho trẻ ngủ đủ giấc rất quan trọng.
Sở dĩ con của Xiaoqin không cao và chậm phát triển sau khi nuôi con là vì cô thích thức khuya, vẫn dùng điện thoại di động và xem phim truyền hình sau 11 giờ tối. Con ngủ theo mẹ, dẫn tới việc ngủ không đủ giấc.
Chúng ta biết rằng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn đang trong giai đoạn phát triển thể chất quan trọng và cần những giấc ngủ khác nhau.
Ví dụ, trẻ trước một tuổi cần ngủ 12-15 giờ mỗi ngày, trẻ 1-2 tuổi cần ngủ 11-14 giờ mỗi ngày, trẻ 3-5 tuổi cần ngủ 10-13 giờ và trẻ 6 tuổi -13 tuổi cần 9-11 giờ mỗi ngày. Nhưng số giờ ngủ của nhiều trẻ em không đạt tiêu chuẩn.
Trẻ không ngủ trưa có ảnh hưởng tới sự phát triển không?
Một số cha mẹ nhận thấy con họ rất tràn đầy năng lượng vào ban ngày nên lo lắng không ngủ trưa sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Trên thực tế, mỗi đứa trẻ phát triển khác nhau. Khi trẻ lớn lên, nhu cầu ngủ trưa giảm dần.
Dữ liệu theo dõi giấc ngủ trưa của 172 trẻ được công bố trên "Tạp chí về giấc ngủ" của Học viện Oxford, Anh cho thấy, hầu hết trẻ vẫn cần chợp mắt khi 3 tuổi, nhưng 18,5% tự nhiên ngừng ngủ trưa. Khi được 4 tuổi, khoảng 40 % trẻ không còn ngủ trưa. Khoảng 5 tuổi, 70% trẻ không còn ngủ trưa nữa. Điều này càng thể hiện rõ hơn sau 6 tuổi và đến khoảng 7 tuổi, hầu hết trẻ bắt đầu không chịu ngủ trưa.
Vì vậy, các bậc cha mẹ nếu thấy con mình không muốn ngủ trưa cũng đừng ép buộc. Một số trẻ đi ngủ sớm vào ban đêm, thời gian ngủ hàng ngày của chúng đã đạt tiêu chuẩn, vây nên không nhất thiết phải ép chúng ngủ trưa.
Nhưng ngủ trưa cũng có lợi vì nó có thể làm giảm mệt mỏi vào buổi chiều, nhưng nó không thể ảnh hưởng đến sự thay đổi chiều cao.