Nữ sinh Phạm Thị Khánh Ly (bìa phải) cùng hai cựu học sinh lớp 12C. Cả ba nữ sinh cùng trúng tuyển vào khối trường sư phạm với số điểm rất cao. |
Cũng theo cô Nhạn, việc học sinh lựa chọn sư phạm thay vì “quay lưng” lại với nghề là tín hiệu đáng mừng. Bởi, sẽ bổ sung nguồn nhân lực dồi dào, hứa hẹn đủ tâm đủ tài cho ngành, nhất là với giáo dục vùng khó.
“Tôi nghĩ rằng, nghề dạy học nếu không đủ đam mê thì thật khó để làm tròn chữ tâm. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, ngoài chú trọng chuyên môn tôi luôn nhắn nhủ học trò của mình về chữ tâm với nghề.
Đặc biệt ở môi trường đặc thù như trường THPT dân tộc nội trú, giáo viên không chỉ giảng dạy trên lớp, mà còn luôn đồng hành cùng các em trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trở thành người mẹ thứ hai”, nữ giáo viên tâm sự.
Là một trong những học sinh đạt số điểm khá cao của lớp 12C với 28,25 điểm ở tổ hợp C00 (Văn: 9,25; Sử; 10 và Địa: 9 điểm), em Phạm Thị Khánh Ly (huyện Thạch Thành) cũng quyết định lựa chọn Khoa Sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
“Lựa chọn sư phạm là ước mơ từ bé của em. Nghề dạy học là nghề cao quý, em cảm nhận được điều đó sau những tình cảm ấm áp mà thầy, cô giáo đã dành cho chúng em. Thầy, cô giáo cũng là người tiếp thêm động lực để em quyết tâm theo nghề”, Ly chia sẻ.
Thầy Phạm Anh Toàn - Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa - cho biết, năm 2022 nhà trường có 166 trong tổng số 174 học sinh trúng tuyển nguyện vọng 1, chiếm tỷ lệ 95,4% (so với năm 2021, tăng 3,8%). Trong đó, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào khối trường sư phạm chiếm gần 29%. Đặc biệt, lớp 12C do cô Nguyễn Thị Nhạn chủ nhiệm có số lượng học sinh trúng tuyển vào trường sư phạm cao nhất.
“Lý do khiến các em lựa chọn khối ngành sư phạm chủ yếu xuất phát từ niềm đam mê. Bên cạnh đó còn xuất phát từ thực tế, nhất là nhu cầu về giáo viên giảng dạy ở khu vực miền núi. Ngoài ra, với những học sinh vùng núi có hoàn cảnh khó khăn khi lựa chọn sư phạm các em cũng được Nhà nước quan tâm hỗ trợ rất nhiều về chi phí học tập.
Chúng tôi rất an tâm và phấn khởi trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua nhiều chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm”, thầy Toàn chia sẻ.
Bà Bùi Thị Thanh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa - cho biết, năm học 2022 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được giao bổ sung thêm 1.681 biên chế giáo viên. Trên cơ sở số lượng biên chế được bổ sung, thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh, sở GD&ĐT đã liên hệ đặt hàng với các trường đại học, trong đó có Đại học Hồng Đức, Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa...