- Lấy lá bắp cải cán dập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3 – 4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi cột lại giúp chữa đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch.
- Dùng 80 – 100g bắp cải, nửa lít nước, sắc còn 1/3 cho thêm mật ong uống trong ngày kết hợp ăn bắp cải sống chữa ho nhiều đờm.
- Bắp cải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh tiểu đường type 2.
Những người không nên ăn bắp cải
Bắp cải có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên bác sĩ Vũ lưu ý không dùng cho người thể hàn, nếu muốn dùng phải phối hợp với gừng tươi. Người táo bón, tiểu ít cũng không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ goitrin là chất có tác dụng chống ôxy hóa nhưng chính nó lại có thể gây bướu cổ nếu ăn nhiều. Người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không ăn bắp cải vì sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Nếu muốn ăn cải bắp thì chỉ ăn lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để 10 – 15 phút rồi mới chế biến sẽ làm cho goitrin sẽ bị phân hủy hết.
Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải.
Những người đang bị dị ứng, xuất huyết dưới kết mạc không nên ăn bắp cải, nhất là bắp cải muối chua, sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Bắp cải muối chua, do có chứa histamine, một chất có thể gây ngứa, chảy nước mắt, chảy nước mũi và xung huyết.