Cách làm: Sắc uống
Thông huyết, hoạt huyết
Bài 1: Vết thương ứ máu
Lá Diệp hạ châu: 1 nắm
Bột đại hoàng: 8g
Mần tưới 1 nắm
Cách làm: Tất cả đem giã nhỏ, thêm Đồng tiện, vắt lấy nước uống; bã đắp vết thương.
Bài 2: Vết thương khi bị thương hay chảy máu
Giã nhỏ một nắm lá diệp châu, thêm ít vôi tôi và đắp lên miệng vết thương khi bị thương hay chảy máu.
Chữa sốt rét
Bài 1: Chữa sốt rét
Lá diệp châu: 8g
Thường sơn: 12g
Thảo quả: 10g
Binh lang: 4g
Ô mai: 4g
Dây gân: 10g
Dây cóc: 4g
Lá mãng cầu tươi: 4g
Dạ giao đăng: 10g
Cách làm: Sắc uống trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ.
Bài 2: Chữa sốt rét và nhiễm độc nổi mẩn mụn do nhiệt
Diệp hạ châu: 12g
Cam thảo đất: 12g
Cách làm: Sắc uống hàng ngày.
Bài 3: Điều trị sốt rét
Diệp hạ châu: 10g
Xuyên tâm liên: 10g
Cỏ nhọ nồi: 20g
Cách làm: Các vị tán thành bột. Uống 4-6g/lần, 3 lần/ngày trong điều trị sốt rét.
Chó đẻ răng cưa là vị thuốc an toàn, gần gũi và hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng bài thuốc này cũng cần lưu ý một số điểm sau:
- Không dùng cây chó đẻ răng cưa với liều lượng lớn khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ không dùng bất kỳ bài thuốc nào chứa thành phần cây chó đẻ.
- Không chỉ định dùng cây chó đẻ với số lượng lớn và trong thời gian dài cho những bệnh nhân ở thể hàn. Cây chó đẻ khi vào cơ thể sẽ làm thể bệnh ngày càng nặng hơn, ức chế sự sinh nhiệt của cơ thể, từ đó sinh ra bệnh tật.
Trên đây là những thông tin giải đáp về tác dụng của cây chó đẻ răng cưa và những người không nên sử dụng cây chó đẻ răng cưa. Các chuyên gia khuyên rằng, trước khi sử dụng nước chó đẻ răng cưa cần hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, không tự ý sử dụng nước chó đẻ răng cưa chữa bệnh. Ngoài ra không nên uống nước chó đẻ răng cưa trong thời gian dài khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.