Tần dày lá trị ho, viêm nhiễm

Phạm Hoa - Việt Anh | 20/11/2023, 06:26
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Cây rau tần dày lá (rau tần) hay còn gọi là húng chanh, dương tửu tô, rau thơm lông hoặc rau thơm lùn là một loại cây gia vị rất dễ trồng. Theo Đông y, tần dày lá có mùi thơm, vị cay, không độc và có tính ấm.

rau-tan-day-la.png
Dùng tần dày lá trị ho giúp cải thiện sức khoẻ nhanh chóng

Chữa chảy máu cam

Sử dụng 20g lá rau tần cùng với 15g trắc bá diệp, 10g hoa hòe và 15g cam thảo đất, sắc với một lượng nước vừa đủ rồi uống trong một ngày.

Hoặc có thể sử dụng trực tiếp lá rau tần còn tươi, rửa sạch rồi nhét vào lỗ mũi đang chảy máu, người bệnh nên nằm xuống hoặc ngẩng cao đầu, ngăn không cho máu chảy ra.

Chữa ho lâu ngày, lỵ ra máu

Sử dụng lá rau tần tươi 20-40g rửa sạch xắt nhỏ; trứng gà 1-2 quả, đập lấy lòng đỏ. Cho 2 thứ vào hấp cách thủy. Người lớn ăn 2 lần trong ngày, trẻ em tùy tuổi chia ra ăn nhiều lần trong ngày.

Chữa cảm, ho, đau đầu, đau vai gáy, chảy mũi nước, miệng đắng, sốt… và không ra mồ hôi

Lá tần tươi băm nhỏ khoảng 1 chén, cho rượu trắng vào vừa xâm xấp, trộn đều đậy kín. Nấu nồi nước xông cho thật sôi (có thể cho thêm các loại lá xông như: chanh, sả…), khi nước sôi cho chén rau tần vào, đậy kín nắp nồi, nấu lại độ 5 phút. Khi xông phải phủ mền kín, lau mồ hôi thật sạch và thay áo quần; chỉ dùng cho người lớn, không dùng cho trẻ em.

Lưu ý khi sử dụng tần dày lá chữa bệnh

Không được sử dụng đối với người dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong cây rau tần.

Toàn cây rau tần có nhiều lông tơ nhỏ, có thể gây dị ứng, kích ứng da.

Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng cây rau tần. Các thành phần có trong cây rau tần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hoặc trẻ nhỏ. Phụ nữ cho con bú cần cân nhắc việc sử dụng cây rau tần, bởi có thể truyền sang con thông qua sữa mẹ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tần dày lá trị ho, viêm nhiễm