Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

P.V | 18/04/2023, 10:34
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ngày 18/4, tại Bình Dương, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị Phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam Bộ.

Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ảnh 1

Ảnh minh họa/ INT

Đổi mới để khẳng định vị thế

Bên cạnh thành quả đáng ghi nhận, GD vùng Đông Nam Bộ vẫn còn một số tồn tại: Quy hoạch mạng lưới trường lớp còn bất cập; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Mạng lưới cơ sở giáo dục chưa đồng đều giữa các khu vực, cơ hội tiếp cận giáo dục có chất lượng chưa bảo đảm thực sự công bằng đối với các nhóm yếu thế.

Cơ cấu giáo viên giữa các môn học, cấp học chưa đồng bộ, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ tại các địa phương, trường học; trong đó đáng chú ý là tình trạng thiếu giáo viên mầm non làm ảnh hưởng đến công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; thiếu giáo viên tiểu học, THCS, đặc biệt là thiếu giáo viên thực hiện môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS chưa hiệu quả, nhiều nơi còn làm hình thức…

Trước thực trạng trên, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đặt mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đi đầu trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đặc biệt là thực hiện đổi mới GD phổ thông và đại học. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ.

Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục phát huy có hiệu quả, thu hút nhiều nguồn lực trong xã hội, cộng đồng chăm lo cho giáo dục. Mạng lưới các cơ sở giáo dục ngoài công lập phát triển nhanh, đều khắp các địa phương, nhất là tại TPHCM, đã góp phần giảm áp lực cho hệ thống giáo dục công lập.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/tao-dot-pha-trong-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-va-dao-tao-post634988.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/tao-dot-pha-trong-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-va-dao-tao-post634988.html
Bài liên quan
Tạo đột phá về thể chế KHCN và đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên mới
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách KHCN và đổi mới sáng tạo mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia như: Net Zero, đường sắt tốc độ cao, điện hạn nhân, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo..

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo