Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với GNI và các tổ chức liên quan thí điểm mô hình dịch vụ công tác xã hội và tư vấn tâm lý trường học tại một số tỉnh/thành. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, hỗ trợ, bảo vệ học sinh trong trường học.
Giảng viên, chuyên gia tập huấn hướng dẫn nội dung tập huấn. Ảnh: Hoàng Vinh. |
Đại diện Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên đề nghị các thầy cô giảng viên, chuyên gia tập huấn phải hướng dẫn, phân tích các nội dung sau đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu của tập huấn. Trong đó, hướng dẫn sử dụng tài liệu hướng dẫn triển khai mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý trong trường học và tài liệu hướng dẫn triển khai mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong trường học, tập trung vào các nội dung cụ thể.
Bên cạnh đó, cung cấp các kiến thức cơ bản và thực hành về các kỹ năng tư vấn tâm lý trong tư vấn, hỗ trợ học sinh cho cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên tại các cơ sở giáo dục...
Đánh giá những kết quả đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại của tập huấn để đưa ra những đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên về triển khai tư vấn tâm lý, công tác xã hội của Bộ GD&ĐT.
“Đối với cán bộ giáo viên tham gia tập huấn trực tiếp và trực tuyến phải tham dự đầy đủ, nghiêm túc. Tích cực tham gia trao đổi, thảo luận, tương tác thực hành trong các chuyên đề… Tiếp thu và cầu thị, đồng thời nắm bắt những kiến thức, kỹ năng cần thiết để áp dụng thực hiện tại cơ quan, đơn vị mình. Chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, những tình huống thực tiễn gặp phải tại các nhà trường để cùng với các chuyên gia, các thầy cô từng bước tháo gỡ, nhằm nâng cao những kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên...”, TS Trần Văn Đạt yêu cầu.