Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc mong muốn Hội nghị tập huấn sẽ nâng cao chất lượng, bồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác pháp chế; xây dựng pháp luật, phổ biến pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật xử lý thi hành pháp luật, xử lý thi hành pháp luật hành chính.
Đồng thời, Hội nghị sẽ lắng nghe những trao đổi một số văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến những công việc cụ thể của ngành Giáo dục gồm pháp luật, quyền, nghĩa vụ, chính sách đối với nhà giáo và quản lý cán bộ giáo dục trong lĩnh vực Giáo dục đại học; các văn bản phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Hội nghị cũng là cơ hội để lãnh đạo các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học, đội ngũ làm pháp chế của ngành Giáo dục giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực pháp chế cũng như nhiệm vụ chuyên môn của lĩnh vực đào tạo. Bản thân các báo cáo viên là người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý giáo dục, công tác pháp chế.
TS Đoàn Trung Kiên – Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội. |
Nhấn mạnh ý nghĩa và tính cần thiết của Hội nghị, TS Đoàn Trung Kiên – Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội nhận định: “Một trong những nội dung khó và thách thức đối với các trường là công tác rà soát, cập nhật và ban hành mới các thể chế nội bộ cho phù hợp với các quy định của Luật, của các văn bản hướng dẫn Luật như Nghị định 99/2020, Nghị định 81/2021...
Tại Trường ĐH Luật Hà Nội, chúng tôi luôn xác định và quán triệt từ công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, quản lý tài sản, tài chính đến công tác chuyên môn đào tạo, nghiên cứu khoa học và truyền bá pháp lý”.
Bên cạnh đó, theo TS Đoàn Trung Kiên, Trường ĐH Luật Hà Nội là trường đào tạo về Luật trực thuộc Bộ Tư pháp, có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật khác nhau nên có điều kiện thuận hơn các đơn vị khác khi thực hiện công tác pháp chế.
Vì vậy, hội nghị ngày hôm nay là cơ hội cho nhà trường và các đơn vị cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn nghiệp qua đó nâng cao năng lực công tác pháp chế, đảm bảo hoạt động của trường tuân thủ pháp luật, hiệu lực và hiệu quả.