Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm trồng ở miền Nam nước này. Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt...
Rượu nếp kích thích tiêu hóa
Tác dụng của cơm rượu đối với hệ tiêu hóa khá rõ rệt. Vì vậy, mọi người thường dùng cơm rượu để chế biến các món khai vị. Đồng thời, cơm rượu còn bổ sung thêm chất xơ và các axit giúp hỗ trợ, ngăn ngừa chứng đầy hơi, khó tiêu từ đó cải thiện hệ tiêu hóa.
Đối với những người kém ăn, biếng ăn, tiêu hóa kém có thể sắc cơm rượu hàng ngày hoặc uống cơm rượu trước bữa ăn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.
Giúp làm đẹp da hiệu quả
Rượu nếp chứa nhiều vitamin B, E và các chất dinh dưỡng cần thiết cho da. Đây là những vitamin thiết yếu cho cơ thể, giúp chống lại quá trình oxy hóa da, đồng thời giúp nuôi dưỡng da và làm trắng da từ sâu bên trong.
Bạn có thể sử dụng rượu nguyên chất hoặc kết hợp với sữa chua, mật ong hoặc trứng gà như một mặt nạ chăm sóc da hàng tuần, để làn da luôn mềm mại và tràn đầy sự sống..
Nên ăn cơm rượu vào lúc nào là tốt nhất?
Bạn có thể ăn rượu cái vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng tốt nhất vẫn là buổi sáng. Tuy nhiên cần lưu ý tránh ăn lúc bụng đang đói vì vị chua trong cơm rượu có thể làm tăng tiết axit khiến cho niêm mạch dạ dày bị kích ứng, khó chịu. Để đảm bảo an toàn, bạn nên ăn lót dạ rồi hãy dùng cơm rượu.
Trong quá trình lên men, đường trong cơm nếp sẽ được chuyển hóa thành cồn. Cơm rượu càng ủ lâu thì có nồng độ cồn càng cao. Tuy nhiên nếu ăn với mức độ vừa phải thì khả năng say rất thấp. Vì vậy, nếu ăn ít và ăn lúc no thì không sợ say cơm rượu. Tuy nhiên, lúc đói thì không nên ăn quá nhiều vì sẽ dễ say và cồn ruột.
Ảnh minh họa
Những ai không nên ăn cơm rượu
Theo đông y cơm rượu có vị cay nên không thích hợp với người thể nhiệt vì sẽ dẫn đến một số dấu hiệu như cơ thể nóng bừng, bốc hỏa, lưỡi đỏ buốt, nước tiểu vàng, da nổi mụn, người khó ngủ.
Ngoài ra, với trẻ nhỏ, người đang gặp các vấn đề về dạ dày, bệnh nhân bị dị ứng, người mắc bệnh chàm, da nổi nhiều mụn trứng cá hoặc mụn nhọt... được khuyến cáo không nên ăn nhiều cơm rượu nếp.