Nghêu, trai nước ngọt chết khắp nơi. Ảnh: P.NAM
Do hồ không còn nước tưới để canh tác, mẹ con chị Thúy sống ở gần hồ đành xuống vũng trâu giữa hồ tranh thủ giăng lưới bắt cá. Nói là giăng lưới nhưng hơn 1 giờ đồng hồ, mẹ con chị Thúy chỉ bắt được vỏn vẹn chục con cá, mà con lớn nhất chỉ bằng hai ngón tay.
Mẹ con chị Thúy giăng lưới bắt cá. Ảnh: P.NAM
Thằng Tí, cỡ chín tuổi, đen nhẻm mặc khoác kín người, đội nón rộng vành dùng cái xô đỏ to múc lấy múc để vũng nước to bằng cái mâm ăn cơm, hy vọng bắt được vài con cá lòng tong nhưng xô lại đầy bùn.
Thằng Tí dùng xô mót cá... Ảnh: P.NAM
Và chỉ vớt được đầy bùn. Ảnh: P.NAM
Khó có thể tưởng tượng được chỉ cách nay vài tháng hồ này chứa đầy nước, giờ xe tải cũng có thể lưu thông dễ dàng dưới lòng hồ mà nhiều đoạn dấu hằn bánh xe vẫn in rõ.
Xe cộ chạy thoải mái trong lòng hồ. Ảnh: P.NAM
Được biết, chỉ số khô hạn hàng năm ở Bình Thuận phổ biến là 0,8 - 3,2, tức lượng bốc hơi (phần chi) cao hơn gần gấp 3 lần lượng mưa (phần thu) và mức độ khô hạn xảy ra ở tỉnh Bình Thuận chủ yếu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Nhiều người ném cả can vì không tìm đâu ra nước. Ảnh: P.NAM
Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tổng lượng mưa năm ở mức trung bình, phân hóa mạnh theo không gian, lượng bốc hơi lớn cùng với số giờ nắng cao, xấp xỉ 2.700 - 2.755 giờ, trung bình hàng tháng có 174 - 297 giờ nắng. Do đó, những ngày này khi đến các vùng khô hạn ở Bình Thuận không khác gì đi vào “chảo lửa”, vô cùng khốc liệt.