Ảnh minh họa
Ăn hải sản thế nào cho đúng?
Hải sản là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Hải sản chứa hàm lượng protein rất cao, ăn quá nhiều khiến tiêu hóa không kịp, gây chướng bụng, khó tiêu... Đa số hải sản đều có chứa vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh do sống trong môi trường nước nên cần chế biến sạch sẽ khi ăn để tránh ngộ độc, tiêu chảy...
Để an toàn, khi ăn hải sản bạn cần lưu ý:
Không ăn hải sản với thực phẩm có tính lạnh
Theo đông y, hải sản có tính hàn, nên khi ăn tốt nhất tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, dấp cá, nước đá... dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Không ăn với thực phẩm giàu vitamin C
Hải sản tươi như tôm, cua, sò, ốc... thường rất ngon, bổ. Bình thường những loại hải sản này không có nguy cơ gì cho cơ thể. Nhưng nếu ăn kèm với thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể, như gây ngộ độc thạch tín cấp tính, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Không ăn khi mắc bệnh gout hay viêm khớp
Những người bị bệnh gout cần kiêng ăn hải sản. Ăn hải sản và uống rượu bia làm tăng axit uric trong máu dễ gây bệnh gout hoặc làm cho bệnh này tăng nặng.
Không ăn khi cơ địa dị ứng
Hải sản nói chung thường chứa chất gây dị ứng. Đây là thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng do ăn uống. Phản ứng dị ứng rất đa dạng và thường xảy ra nhanh, chỉ vài phút hay vài giờ sau khi ăn. Nhẹ thì nổi mề đay, nặng thì ngoài nổi ban và ngứa còn phù mặt, nôn, đau quặn bụng, cảm giác nóng rát thượng vị, tiêu chảy, khó thở... Thậm chí bị sốc phản vệ, có thể tử vong.