Tháo gỡ khó khăn khi thực hiện Chương trình mới ở ĐBSCL

Quốc Ngữ | 19/02/2023, 06:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hội đồng nhân dân (HĐND) các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã tổ chức khảo sát triển khai Chương trình GDPT 2018.

Nhiều giải pháp tháo gỡ

Qua khảo sát của HĐND tỉnh Kiên Giang, vấn đề tinh giản biên chế sự nghiệp giáo dục đã được kiến nghị, cần tính đến tỷ lệ khác nhau giữa các vùng, miền để phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Tình trạng thiếu biên chế theo định mức quy định, mua sắm thiết bị khó khăn ảnh hưởng lớn đến công tác triển khai Chương trình, SGK GDPT 2018 trên địa bàn tỉnh cũng được đề cập…

Ông Nguyễn Văn Mau, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Kiên Giang, cho rằng, tỉnh cần tiếp tục quan tâm giải quyết tốt hơn vấn đề thừa thiếu giáo viên cục bộ; nghiên cứu chính sách hỗ trợ, bố trí nơi ở cho giáo viên khi thực hiện điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu để giáo viên an tâm công tác; chú trọng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ quản lý, giáo viên…

Để khắc phục vướng mắc và triển khai hiệu quả Chương trình GDPT 2018, Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau cho rằng sẽ tích cực tham mưu HĐND, UBND tỉnh và các ngành liên quan bổ sung kinh phí đầu tư, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu tối thiểu; Tập trung rà soát thực hiện đề án sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Đồng thời sẽ hoàn thành và trình phê duyệt đề án nâng cấp sửa chữa trường học năm học 2021 - 2025, kinh phí 2.321 tỷ đồng để thực hiện chương trình ở những năm tiếp theo về cơ sở vật chất; Tiếp tục triển khai đề án mua sắm trang thiết bị đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT giai đoạn 2021 - 2025, kinh phí 1.167 tỷ đồng…

Theo ông Lê Quang Trí, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang, khẳng định, tuy còn khó khăn, song ngành Giáo dục sẽ cố gắng chủ động, linh hoạt khắc phục; tăng cường tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong phụ huynh để cả xã hội chung tay triển khai hiệu quả Chương trình GDPT 2018.

Về giải pháp khắc phục thiếu giáo viên, ông Trí cho biết: “Ngành Giáo dục Tiền Giang sẽ phối hợp với các trường đại học đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị định số 116/2020 của Chính phủ, tổ chức thực hiện nâng chuẩn giáo viên. Tỉnh cũng bổ sung biên chế, sắp xếp lại đội ngũ phù hợp, điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu theo ngạch, chức danh nghề nghiệp…”.

Theo ông Lê Quang Trí, Giám đốc Sở GD&ĐT Tiền Giang, việc triển khai Chương trình GDPT năm 2018 tại tỉnh khó nhất là thiếu giáo viên. Hơn 2 năm thực hiện, toàn tỉnh thiếu 397 giáo viên phổ thông, chủ yếu ở bậc tiểu học và một số bộ môn bậc trung học như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, Công nghệ. Cơ sở vật chất, trường lớp còn hạn chế, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày chưa cao, một số phòng học xuống cấp, trang thiết bị dạy học không đồng bộ…

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/thao-go-kho-khan-khi-thuc-hien-chuong-trinh-moi-o-dbscl-post626640.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/thao-go-kho-khan-khi-thuc-hien-chuong-trinh-moi-o-dbscl-post626640.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tháo gỡ khó khăn khi thực hiện Chương trình mới ở ĐBSCL