Để tránh tình trạng không có động lực tiến về phía trước, cha mẹ nên sớm cùng con lập ra một kế hoạch cho bản thân ngay từ nhỏ. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, kế hoạch đặt ra cần hoàn thành từng bước các mục tiêu nhỏ.
Khi trẻ đạt được mục tiêu, cha mẹ nên tặng cho con mình phần thưởng, điều này sẽ khiến trẻ ngày càng có động lực tiến về phía trước hơn.
3. Không dạy trẻ khái niệm về thời gian
Nhiều trẻ sẽ bị thu hút bởi những thứ bên ngoài khiến chúng lãng phí nhiều thời gian học tập.
Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ thường xuyên thúc giục con cái làm một việc gì đó nhanh lên. Điều này cũng khiến trẻ không có ý thức về thời gian vì luôn làm mọi việc theo sự sắp đặt của người khác.
Vì vậy, cha mẹ không nên lúc nào cũng vội vã trong cuộc sống mà hãy cho con cái biết hậu quả của việc trì hoãn, từ đó trẻ mới biết quản lý thời gian của mình.
Mỗi người đều có 24 giờ như nhau nhưng có những người làm được rất nhiều việc, trong khi số khác lại chẳng làm gì mà một ngày cũng đã trôi qua. Chính vì lẽ đó, trẻ cần được cha mẹ dạy cách sắp xếp thời gian hợp lý để mỗi ngày hoàn thành được nhiều việc hơn. Việc tạo thói quen quý trọng thời gian ngay từ nhỏ là điều cần thiết đối với một đứa trẻ sống tự lập sau này.
4. Không dạy con phải biết mạnh mẽ
Cuộc đời mỗi người không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió trong xã hội, có thể gặp nhiều trở ngại, khó khăn, những đứa trẻ yếu đuối khó có thể tiến xa trong xã hội.
Nhiều bậc cha mẹ cũng biết điều này nhưng trong cuộc sống hằng ngày, họ luôn ngại thực hiện, khi thấy con khóc là họ sẽ đứng ra giúp đỡ. Nhiều đứa trẻ "nắm thóp"cha mẹ, hở một chút khó khăn là khóc lóc chạy tới chờ cha mẹ giúp đỡ.
Trong tình huống như vậy, cha mẹ nên chú ý, không phải lúc nào con khóc cũng chạy đến ngay. Hãy để trẻ hiểu điểm mấu chốt của mình ở đâu, chúng cần học cách trở nên mạnh mẽ, tự giải quyết vấn đề. Tất nhiên, trẻ đôi khi năng lực còn hạn chế và cha mẹ có thể giúp đỡ kịp thời.