Năm nay kỳ thi được rất nhiều học sinh tham gia ôn luyện. Dù vậy vẫn có không ít em biết đến kỳ thi khá muộn và chưa định hình được cơ cấu bài thi và làm sao để ôn tập 7 môn học như thế nào cho hiệu quả?
Thầy Văn Hoa cho biết, bài thi Đánh giá năng lực cho học sinh THPT thường có 150 câu hỏi làm trong 195 phút và gồm 3 phần. Tư duy định lượng - Lĩnh vực Toán học là 50 câu/75 phút. Tư duy định tính - Lĩnh vực Văn học là 50 câu/60 phút. Khoa học tự nhiên - xã hội gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý là 50 câu/60 phút, mỗi môn khoa học chiếm 10 câu.
“Khi biết đến kỳ thi này có một số học sinh thường tỏ ra lo lắng vì phải ôn tập 7 môn. Có em học ban Tự nhiên sẽ kém Lịch sử, Địa lý hoặc ban xã hội sẽ kém Vật lý, Hóa học, Sinh học. Nhưng các em hãy yên tâm là bài thi đánh giá toàn diện nên việc chúng ta có kém 2, 3 môn khoa học cũng không ảnh hưởng quá nhiều. Các thí sinh vẫn có thể ôn tập tốt. Và khi tham gia ôn luyện cùng thầy và các bạn nguồn tài liệu chất lượng, chương trình ôn thi được diễn ra xuyên suốt với trải nghiệm thực tế sẽ giúp các bạn tự tin và nâng cao số điểm của mình lên rất nhiều.
Là một trong những người đầu tiên triển khai ôn luyện kỳ thi, tôi cũng như đội ngũ giáo viên và toàn thể thành viên của Trung tâm Luyện thi Quốc gia (HAS) luôn cố gắng để mang lại cho học sinh trải nghiệm học tập online hiệu quả nhất. Bộ tài liệu luôn được đổi mới để phù hợp với mỗi năm. Ngân hàng đề luôn được bổ sung, đồng thời hệ thông website được nâng cấp để các em có thể trải nghiệm thi thử 1 cách hoàn hảo như trải nghiệm đi thi thực tế” – thầy Văn Hoa nói.
Theo thông tin từ ĐHQG Hà Nội, kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2021 của ĐHQG Hà Nội đạt được mục tiêu về chất lượng, quy trình, kết quả, sự tương đồng, cân bằng độ khó - dễ theo khoa học đo lường - khảo thí hiện đại. Bài thi có tính phân loại cao, đánh giá năng lực học sinh theo các nhóm năng lực chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông; có tương quan thuận với kết quả thi tốt nghiệp nhưng độ khó, tính phân loại cao hơn ở góc độ kiểm tra đánh giá.