Một phòng thi tại cụm thi Hà Nội |
Việc trường sử dụng kết quả kỳ thi xét tuyển lấy thí sinh phụ thuộc vào việc thí sinh có đăng ký xét tuyển vào trường đó bằng phương thức sử dụng kết quả thi Đánh giá tư duy hay không. Ngoài ra, các trường không phải đóng góp bất cứ một khoản phí nào.
Kết thúc buổi thi đầu tiên, thí sinh nhận xét: Đề thi khá dài, nhiều thí sinh không bất ngờ với độ khó, độ dài của đề thi vì đã 2 lần thi thử đề thi đánh giá tư duy do Trường tổ chức. Dự đoán điểm thi, thí sinh tự tin nhất cũng chỉ nói mình có thể được cao nhất là 7 điểm!
Những nhận xét của thí sinh đúng như dự đoán của PGS. Nguyễn Phong Điền – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Đề thi thông thường chia ra 3 bậc: Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng sáng tạo. Đề thi tốt nghiệp THPT, câu hỏi bậc Thông hiểu chiếm khoảng 50%. Với đề thi Đánh giá tư duy, câu hỏi Thông hiểu chỉ chiếm khoảng 20% và gia tăng ở phần Vận dụng và Vận dụng sáng tạo. Phần vận dụng sáng tạo là phần chủ chốt của việc phân loại.
Phụ huynh đồng hành cùng sĩ tử |
Vì các câu hỏi trong phần vận dụng sáng tạo khá kén thí sinh nên những thí sinh thực sự xuất sắc mới làm được bài này. Bên cạnh đó, việc thiết kế bài thi Đánh giá tư duy theo hướng có một bài đọc hiểu nhằm phân loại thí sinh có khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng Việt, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ.
“Phần đọc hiểu bài text Đề thi Đánh giá tư duy khá nhiều trang. Chúng tôi lồng ghép vào đề thi hai nội dung tự luận Toán và Tiếng Anh để các thí sinh thể hiện khả năng về tư duy logic và cách trình bày. Tất cả những nội dung đó mang tính phân loại cao hơn nhiều so với các kỳ thi khác. Tôi dự đoán đề thi Đánh giá tư duy của Bách khoa sẽ không có mưa điểm 9, điểm 10. Và điểm chuẩn không đến 27 điểm” – PGS. Nguyễn Phong Điền nói.