Một là, công bằng giữa học sinh hệ phổ thông và học viên hệ giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bởi vì, bằng cấp có vai trò như nhau. Hơn nữa, học sinh những vùng khó khăn không có điều kiện tiếp cận ngoại ngữ thì được chọn môn khác; học sinh vùng thuận lợi lại chọn môn Ngoại ngữ và thuận tiện trong xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.
Hai môn Toán và Ngữ văn là hai môn công cụ cơ bản nhất để học sinh làm hành trang vào đời. Môn Ngoại ngữ không thi học sinh cũng phải học vì đây là ngôn ngữ giao tiếp và để làm việc với người nước ngoài buộc học sinh phải trang bị để hội nhập.
Hai là, thể hiện cân bằng trong việc chọn tổ hợp môn cho thí sinh: Thí sinh thi khối thì chọn môn Lý và môn Ngoại ngữ, thí sinh thi khối thì chọn môn Lý và môn Hoá, thí sinh thi khối chọn môn Hoá và môn Sinh, thí sinh thi khối chọn môn Sử và môn Địa,… Như vậy, là rạch ròi từng tổ hợp giúp học sinh xác định môn học ngay từ đầu năm để có kế hoạch ôn thi hiệu quả hơn và làm cở sở xét tuyển đại học.
Ba là, giảm áp lực thi cử cho thí sinh: Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện nay là 6 môn và nay còn 4 môn coi như là giảm 2 môn thì học sinh học đỡ vất vả hơn trong việc ôn thi tốt nghiệp. Công tác tổ chức thi và việc dự thi của thí sinh gọn nhẹ, giảm tốn kém đồng thời phù hợp với quy định về môn học bắt buộc và môn học lựa chọn của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bốn là, công bằng về đánh giá kết quả học tập giữa các đối tượng thí sinh: Thông thường học sinh giỏi các môn tự nhiên thì yếu về các môn xã hội do lười học bài và ngược lại. Với phương án 3 là giúp thí sinh phát huy năng lực, sở trường; tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông để xét tuyển vào cơ sở giáo dục đại học.
Đối với đề thi, Bộ GD và ĐT cần thiết kế theo hướng đánh giá năng lực học sinh. Tức là, học sinh vừa được công nhận tốt nghiệp vừa làm cơ sở để xét tuyển đại học. Do đó, tôi đề xuất môn Toán và hai môn tự chọn thi theo hình thức trắc nghiệm, còn môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Cụ thể, môn Toán là 50 câu với thời lượng 90 phút trong đó có 35 câu cơ bản để xét tốt nghiệp và 15 câu nâng cao dùng xét tuyển đại học; hai môn tự chọn mỗi môn gồm 40 câu thời lượng 60 phút trong đó có 30 cơ bản để xét tốt nghiệp và 10 câu nâng cao dùng xét tuyển đại học; môn Ngữ văn với thời lượng 120 phút.
Nội dung kiến thức ra để chủ yếu lớp 12 như hiện nay Bộ đang ra. Khâu coi thi và chấm thi giao cho các địa phương đảm nhận, Bộ tổ chức thanh kiểm tra theo định kỳ để đảm bảo tính công bằng.