Thờ cúng Thần Tài, Ông Địa để có “Thiên thời, địa lợi”

Hà Thuỷ | 03/10/2023, 09:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Thần Tài, Ông Địa là 2 vị thần cai quản đất đai, nhà cửa, long mạch. Có được sự bảo vệ của Thổ Địa là nắm được “Địa lợi” trong tay. Thần Tài là vị Thần cai quản của cải, tài lộc sẽ phù hộ của Thần Tài chính là có được “Thiên thời”.

Vào giờ Tiêu Các: từ khoảng 1 đến 3 giờ sáng và 1 đến 3 giờ tối. Thỉnh vào khung giờ này giúp gia đình buôn may bán đắt, gặp được nhiều điều tốt đẹp, trôi chảy.

Tuy nhiên, giờ buổi sáng cần được ưu tiên lựa chọn vì tốt hơn so với buổi chiều, giúp việc mua bán, kinh doanh của gia đình thuận lợi, gặp được nhiều may mắn và người đi xa có tin vui gửi về.

Chất liệu để thờ cúng ông Thần Tài, Thổ Địa tốt nhất là gỗ. Gỗ là cây mọc từ đất, đất lại thuộc quản lý của Ông Địa. Cây sống nhiều năm thu hút khí lộc của trời đất nên phát huy sức mạnh phong thuỷ rất tốt. Tượng Thần Tài Thổ Địa làm từ gỗ cũng có sắc vóc hài hoà, thân thiện với người và vật xung quanh.

Bàn thờ Thần Tài Ông Địa phải đặt ở nơi thoáng đãng, sáng, không có vật dụng che chắn phía trước. Tốt nhất là ở gần cửa ra vào tầng một. Không nên đặt bàn thờ phía dưới hoặc đối diện gương, đèn, nhà vệ sinh, chậu rửa tay hoặc nơi có quá nhiều ánh sáng. Không nên để góc nhọn của vật dụng hướng vào bàn thờ.

Không nên đặt bàn thờ Thần Tài, Ông Địa ở trên cao vì xa với Đất. Ông Địa làm việc ở khu vực đất nên đặt bàn thờ trên cao là không tốt.

Cũng không nên đặt bàn thờ phía dưới hoặc bên cạnh bàn thờ tổ tiên.

Không nên đặt bàn thờ ngay chính giữa cửa lớn ra vào. Có thể đặt bên trái hoặc bên phải, đặc biệt không được quay lưng bàn thờ ra ngoài.

Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa cũng phải dựa vào một bức tường vững chắc. Bức tường này không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì như thế thì tài vận không tụ lại mà sẽ thất thoát. Bạn có thể dựng bức vách để thay thế bức tường nếu bức tường không đạt yêu cầu.

Có thể thấy ở khắp mọi nơi, từ trong các ngôi đình, chùa, am miếu,.. cho đến các hộ gia đình và đặt biệt là các cửa hàng buôn bán, người ta đều thờ thần Tài để mong phát lộc, mang lại ấm no, sung túc, mua may bán đắt.

Tín ngưỡng thờ Thần Tài là một trong những tín ngưỡng xuất hiện muộn nhất nhưng cũng là một trong những tín ngưỡng phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Theo phong tục dân gian, ngày vía Thần Tài rơi vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Vào ngày này người ta thường đi mua vàng với mong ước một năm mới làm ăn phát tài.

(Còn tiếp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thờ cúng Thần Tài, Ông Địa để có “Thiên thời, địa lợi”