Ngoài Vân Phương, một học sinh cũ của cô Hằng cũng từng xuất sắc đoạt giải “Đại sứ Văn hóa đọc tiêu biểu” năm 2021 đó là em Đỗ Vy Lam.Theo cô Hằng, Vy Lam là học sinh hội tụ nhiều kỹ năng như đọc, nói và giao tiếp tốt. Tuy nhiên, vừa qua em đã xin chuyển về trường gần nhà để thuận tiện cho việc đi lại, học tập.
Cô Hằng cũng cho biết, một trong những động lực cho đội ngũ giáo viê nhà trường đó là học sinh rất chăm ngoan, lễ phép, có tinh thần tự học và sáng tạo. Khi các em có sự đam mê, giáo viên càng có “đất” để truyền cảm hứng, đồng thời giúp học trò phát huy sở trường của mình.
Tạo hứng thú từ hoạt động ngoại khóa
Áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp là một trong cách làm của cô Hà Thị Lệ, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Mường Lát (huyện Mường Lát, Thanh Hóa). Bởi, học sinh nơi đây chủ yếu là con em người dân tộc thiểu số và các em cũng gần như không sử dụng văn mẫu.
Theo cô Lệ, một số em thậm chí còn gặp khó khăn trong việc sử dụng tiếng Việt. Vì vậy, việc đầu tiên của giáo viê là cần giúp các em sử dụng Tiếng Việt thành thạo và hiểu được nội dung bài giảng.
“Ngoài giảng bài theo hình thức nghe, đọc, hiểu,… chúng tôi cũng sử dụng bài giảng powerpoint để tăng sự sinh động, lối cuốn. Đặc biệt, chúng tôi cũng tổ chức các buổi ngoại khóa cho các em thăm quan những địa danh, di tích gắn liền với một số tác phẩm văn học.
Chẳng hạn, như địa danh Tây Tiến hùng vĩ, thơ mộng (thuộc huyện Mường Lát) gắn liền với bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng. Khi được tận mắt chứng kiến và trải nghiệm, các em có sự tự hào nhất định về văn hóa, thắng cảnh của quê hương”, cô Lệ nói.
Cô giáo người dân tộc Thái bày tỏ, thời gian tới sẽ dự định tổ chức chuyển thể một số tác phẩm văn học thành loại hình sân khấu đóng vai nhân vậtvào các dịp lễ lớn như: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, kỷ niệm ngày thành lập Đoàn THCS Hồ Chí Minh 26/3,…
“Là giáo viên mới vào ngành, nên kinh nghiệm giảng dạy chưa phong phú. Tuy nhiên, với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình yêu môn Ngữ văn, tôi hy vọng với những dự định sắp tới của mình sẽ mang đến giờ học lôi cuốn, học sinh tiếp thu bài hiệu quả”, cô Lệ bộc bạch.
"Đối với bộ môn Ngữ văn, cô Hằng thường lồng ghép các trò chơi hay những câu hỏi để tăng sự hấp dẫn, giúp chúng em có tinh thần học bài hơn. Trước đây, em cũng rất ít đọc sách nhưng từ khi tham gia các cuộc thi như: Viết thư UPU, Đại sứ văn hóa đọc,... em cảm thấy tự tin khi nói chuyện trước đám đông. Đồng thời, trau dồi thêm về vốn từ, giúp mang lại hiệu quả khi học môn Ngữ văn. Văn mẫu vừa có lợi nhưng cũng vừa có hại. Nếu chỉ xem văn mẫu là tài liệu tham khảo thì không sao. Tuy nhiên, việc lạm dụng văn mẫu sẽ khiến cho bài văn trở kém phong phú và đa dạng”, em Cao Vân Phương (lớp 7B, Trường THCS Điện Biên) cho biết.