Thời nào cũng phải 'tôn sư trọng đạo'

04/01/2024, 07:58
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sư phạm được xem là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý.

Giáo viên cần thay đổi tư duy sư phạm. Không thể áp dụng theo phương pháp cũ, kiểu áp đặt “Trên nói dưới phải nghe”. Hãy là một người bạn lớn với học sinh, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ những khúc mắc trong việc học tập. Khi mình sai, cần nhận lỗi trước học sinh để trẻ cảm thấy ấm áp khi bản thân được thầy cô tôn trọng.

Khi học trò sai, thay vì lớn tiếng quát mắng, đánh, dọa nạt thì nên ân cần chỉ ra cái sai để các em sửa chữa. Nếu học trò ngỗ ngược tái phạm, nên đề nghị nhà trường liên hệ với phụ huynh để giải quyết êm đẹp. Tôn chỉ của nhà giáo là giáo dục đạo đức cũng như truyền đạt kiến thức cho học sinh nên khi chưa hoàn thành trách nhiệm thì phải xem lại bản thân nhà giáo. Cần biết rằng, học sinh đang độ tuổi vị thành niên rất hay nổi loạn, nên giáo viên hết sức bình tĩnh để tránh đẩy sự việc đi quá xa.

Bản thân học sinh, nếu giáo viên sai thì cần mạnh dạn thưa với phụ huynh để họ liên hệ với nhà trường tìm ra hướng giải quyết. Hoặc trong những trường hợp bất khả kháng cần nêu lên quan điểm, quyền tự do ngôn luận, thì trình bày nhẹ nhàng, dạ thưa nói lên nỗi lòng của mình cho giáo viên hiểu. Không nên vì lý do giáo viên sai mà hỗn xược, bạo lực, côn đồ... Như vậy là vô lễ với người lớn, vô phép tắc, hành động thiếu suy nghĩ (chứ chưa bàn đến đạo thầy - trò).

Về phía nhà trường, hiệu trưởng nên giải quyết vấn đề triệt để ngay từ khi nhen nhóm để ngăn chặn sự việc đi quá xa. Đừng vì “Căn bệnh thành tích” mà phớt lờ những điểm tiêu cực. Giám sát chặt chẽ các hoạt động giáo dục của thầy cô và học sinh thông qua các “vệ tinh” trong trường.

Cần công tâm giữa giáo viên và học sinh, nếu ai sai, phải có hướng xử lý đúng đắn thay vì bênh vực. Nhà trường phải xử lý nghiêm khắc, thấu tình đạt lý, đảm bảo vừa có tính răn đe vừa có tính giáo dục. Nếu giải quyết được những vấn đề ấy thì chắc chắn rằng giáo dục sẽ tươi mới, thầy trò sẽ thấu hiểu và tôn trọng nhau hơn.

Xã hội thay đổi thì giáo dục cũng phải thay đổi để phù hợp với đương thời. Tuy nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh, thời đại nào thì học trò cũng phải “Tôn sư trọng đạo”. Bởi lẽ “Không thầy đố mày làm nên”.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/thoi-nao-cung-phai-ton-su-trong-dao-post667019.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/thoi-nao-cung-phai-ton-su-trong-dao-post667019.html
Bài liên quan
Phát huy truyền thống đoàn kết, tôn sư trọng đạo xây dựng Học viện Tài chính trở thành cơ sở đào tạo hàng đầu
Chiều 19/11, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thời nào cũng phải 'tôn sư trọng đạo'