Dự án thành phần 2 cầu Thượng Cát có tổng mức đầu tư 7.371 tỷ đồng. Sử dụng nguồn vốn đầu tư công, Hà Nội dự kiến cầu Thượng Cát và đường 2 đầu cầu được khởi công vào quý IV/2024 và vận hành năm 2028 sau 4 năm thi công.
Vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng (UBND tỉnh Hà Nam) đã công bố Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) đường song hành đường vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội (giai đoạn 1), đoạn từ nút giao kết nối với QL 21B đến nút giao với đường Lê Công Thanh giai đoạn 3 (đường 68 m) và một bên đoạn từ nút giao Phú Thứ đến nút giao với đường nối hai cao tốc tại xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục.
Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 8,43 km thuộc địa phận các huyện Kim Bảng, Duy Tiên, Phủ Lý và Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Về tiến độ, dự án được xây dựng từ cuối quý I/2023 - quý IV/2025. Thời gian hoàn thành dự án đến hết quý IV/2025. Tổng mức đầu tư của dự án hơn 1.450 tỷ đồng.
Vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) đã công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án nâng cấp, cải tạo một số cầu, hầm trên quốc lộ 1 (cầu Xương Giang , cầu Gianh, cầu Quán Hàu và hầm Đèo Ngang).
Theo đó, cầu Gianh (bắc qua sông Gianh); cầu Quán Hàu (bắc qua sông Nhật Lệ); hầm Đèo Ngang nằm tại xã Kỳ Nam, TX Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ba công trình này sẽ được mở rộng lên gấp đôi.
Về tiến độ, thời gian thực hiện của toàn bộ dự án được dự kiến hoàn thành vào năm 2025, với tổng mức đầu tư toàn dự án khoảng 2.000 tỷ đồng.
Ngày 6/4 tại Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi khảo sát thi công đường Nguyễn Hoàng và cầu mới vượt sông Hương .
Dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu mới vượt sông Hương do tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư với tổng vốn 2.281 tỷ từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
Đến nay, dự án đã hoàn thành các mố trụ đang tiến hành lắp vòm cầu, dự kiến đến tháng 8/2024 lắp vòm cầu xong, đến tháng 12/2024 có thể thông xe kỹ thuật nối hai bên bờ Bắc Nam và có thể vượt tiến độ.
Theo VnExpress, tại hội thảo khoa học về đường sắt đô thị nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị ngày 11/4, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, đại diện Công ty TNHH Công nghệ Giao thông thông minh đường sắt Hồ Nam, Trung Quốc (HUNAN CRRC) đề xuất đầu tư ba tuyến tàu điện không ray (ART) tại Hà Nội.
Tuyến số 1 dài 30 km từ Trung tâm Hội nghị quốc gia đến Đại học Quốc gia Hà Nội chạy trên dải phân cách giữa đại lộ Thăng Long. Tuyến số 2 dài 6,3 km từ công viên Thiên đường Bảo Sơn đến Nhổn. Tuyến số 3 dài 10 km từ bến xe Mỹ Đình đến bến xe Nước Ngầm chạy trên dải phân cách giữa.