Trước thềm năm học mới, nhiều trường học đang gấp rút chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nền tảng và nhân sự để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số giáo dục.
Cần hiểu thế nào cho đúng về chuyển đổi số giáo dục và áp dụng giải pháp nào để thực hiện một cách hiệu quả, PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Thọ Hoàn, giảng viên cao cấp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhà đồng sáng lập nền tảng Giáo dục số OLM.
PV: Thưa ông, chuyển đổi số giáo dục sẽ tác động đến xã hội như thế nào?
PGS.TS Phạm Thọ Hoàn: Chuyển đổi số trong giáo dục là ứng dụng công nghệ số (chủ yếu là công nghệ thông tin và truyền thông) vào mọi hoạt động của giáo dục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Các lĩnh vực chuyển đổi số giáo dục gồm: số hóa học liệu giảng dạy, cải tiến phương pháp dạy học, công cụ kiểm tra trực tuyến, hệ thống chấm điểm tự động giúp tăng hiệu quả và độ chính xác trong đánh giá học sinh, nâng cao trải nghiệm của người học và người tham gia đào tạo.
Chuyển đổi số giúp tạo ra môi trường học tập nơi mà mọi thứ kết nối với nhau, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa hoặc những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn được tiếp cận với giáo dục chất lượng cao, giúp việc học tập trở nên linh hoạt, không bị giới hạn bởi thời gian hay địa điểm.
PV: Theo ông, những đối tượng nào sẽ được hưởng lợi từ chuyển đổi số giáo dục?
PGS.TS Phạm Thọ Hoàn: Chuyển đổi số giáo dục sẽ đem đến lợi ích cho tất cả các đối tượng.
Với học sinh: tăng hiệu quả học tập nhờ có thêm kênh học trên môi trường số với nguồn học liệu đa dạng, sinh động, trực quan.
Với giáo viên: giảm công sức soạn bài nhờ chia sẻ nguồn học liệu trên internet và từ cộng đồng giáo viên; đưa một số hoạt động dạy học lên môi trường số như giao bài về nhà cho học sinh, kiểm tra đánh giá theo hình thức trắc nghiệm, máy chấm tự động và thống kê kết quả làm bài của học sinh; dễ dàng nắm bắt được tình hình học tập của học sinh theo thời gian thực.
Với cán bộ quản lý giáo dục: theo dõi, giám sát, quản lý chất lượng việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh một cách dễ dàng; trên cơ sở đó điều chỉnh chính sách kịp thời.
Với phụ huynh: dễ dàng nắm bắt được tình hình học tập và nền nếp của con ở trường, từ đó phối hợp với thầy cô, nhà trường quản lý con hiệu quả hơn.
PV: Là nền tảng giáo dục được nhiều nhà trường tin tưởng lựa chọn, OLM đã tích cực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số giáo dục như thế nào?
PGS.TS Phạm Thọ Hoàn: OLM là nền tảng Giáo dục số đáp ứng hầu hết bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số của Bộ GD&ĐT ban hành, trong đó tập trung vào nhóm “Chuyển đổi số trong dạy, học”, những tiêu chí quan trọng nhất đánh giá sự hiệu quả, thiết thực việc dạy và học của giáo viên, học sinh.
Ưu điểm nổi trội của OLM là nguồn học liệu số vô cùng phong phú và sinh động do các chuyên gia sư phạm xây dựng theo Chương trình GDPT 2018 và được tổ chức theo cấu trúc các bài học của từng bộ sách, giúp các thầy cô giảm thiểu tối đa công sức soạn bài.
Học liệu số của OLM bao gồm: video bài giảng, các bài tập trắc nghiệm, bài kiểm tra và ngân hàng câu hỏi theo khối lớp rất tiện lợi cho giáo viên, học sinh khai thác trong quá trình dạy và học.
Từ giai đoạn dịch Covid 2020, OLM là đối tác của hơn 7.000 trường học và cơ sở giáo dục trên toàn quốc, góp phần thúc đẩy nhanh chóng và toàn diện chuyển đổi số trong bức tranh giáo dục toàn cảnh của cả nước.
Mới đây nhất trong buổi Hội thảo đánh giá kết quả chuyển đổi số giáo dục năm học 2023-2024 của Sở Giáo dục tỉnh Quảng Ninh, Trường THPT Chuyên Hạ Long, TP Hạ Long, có sự đồng hành và hỗ trợ của OLM đã nhận được đánh giá cấp độ 3 về mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông (cấp độ cao nhất theo bộ tiêu chí đánh giá do Bộ GD-ĐT ban hành).
Một ví dụ điển hình về chuyển đổi số thành công là Trường TH, THCS, THPT Victory, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Nhà trường đã hợp tác cùng OLM đưa chuyển đổi số vào dạy và học từ năm 2020.
Tính đến thời điểm hiện tại, nhà trường đã có 9 năm hoạt động với quy mô trên 3.000 học sinh. Trường nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía học sinh, phụ huynh và xã hội, số lượng học sinh đăng kí vào trường liên tục tăng theo từng năm.
Xin cảm ơn ông!