Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ giúp giảm huyết áp cao với sự giúp đỡ của kali và vitamin A. Chúng cũng giàu chất xơ và vitamin C, làm cho nó trở thành một món ăn nhẹ lành mạnh để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày, theo Men's Health.
Thực phẩm người cao huyết áp không nên hoặc nên hạn chế ăn
Muối
Muối là cái tên đầu tiên trong danh sách người cao huyết áp không nên ăn gì, thực sự nó gây tác động rất tiêu cực đến bệnh lý này. Lời khuyên của các chuyên gia y tế là người bị cao huyết áp cần kiểm soát lượng muối sử dụng mỗi ngày dưới 1.500mg.
Không chỉ muối gia vị trong chế biến thực phẩm, cần kiểm soát cả muối có sẵn trong thực phẩm đóng gói. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã tuyên bố, 75% lượng muối người dân nước này tiêu thụ hàng ngày đến từ thực phẩm đóng gói. Ở Việt Nam, xu hướng sử dụng thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn ngày càng tăng, cảnh báo nguy cơ nạp muối quá mức gây ra bệnh cao huyết áp và tim mạch.
Thịt nguội
Nếu bạn thắc mắc cao huyết áp không nên ăn gì thì câu trả lời là thịt nguội.
Thịt nguội đã được xử lý, ướp gia vị đảm bảo người dùng có thể sử dụng ngay không cần chế biến, vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, thịt nguội được bảo quản bằng lượng muối lớn nên thời gian sử dụng dài. Trung bình, một phần 60g thịt nguội chứa đến 500mg muối natri, chiếm đến 1/3 lượng muối nên tiêu thụ mỗi ngày.
Vì thế hãy hạn chế loại thực phẩm này, dù những bữa ăn đơn giản với thịt nguội cùng phô mai, bánh mì rất tiện lợi và dễ ăn.
Bánh Pizza
Bánh Pizza, đặc biệt là Pizza đông lạnh là thực phẩm không nên ăn của người bệnh cao huyết áp bởi nó chứa lượng Natri rất lớn. Muối có cả trong thịt ướp, phô mai, sốt cà chua cùng lớp vỏ bánh. Hơn nữa để tăng thêm hương vị cho bánh, nhà sản xuất còn dùng thêm muối khi chế biến bánh.
Một phần Pizza phô mai thịt có thể khiến cơ thể bạn nạp vào tới 700mg muối, bánh càng nhiều lớp phủ phô mai thì hàm lượng Natri càng cao.
Dưa muối
Đây là loại thực phẩm được nhiều người Việt Nam yêu thích, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon hay để ăn kèm. Thế nhưng dưa muối hay bất cứ thực phẩm nào muối cũng đều cần dùng lượng muối rất lớn để ngăn chặn sự phân hủy của thực phẩm.
Dưa muối càng bảo quản lâu, chúng càng ngậm nhiều muối. Một miếng dưa muối có thể ngậm đến 390mg Natri, một bữa ăn bạn thường nạp vào nhiều hơn như thế.
Đường
Nhiều người cho rằng đường chỉ nên hạn chế ở những người thừa cân béo phì, thế nhưng đường cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Hội Tim Mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo, người bình thường muốn giữ huyết áp ổn định nên kiểm soát lượng đường nạp vào mỗi ngày như sau: phụ nữ tối đa 24g mỗi ngày, nam giới tối đa 36g mỗi ngày.
Da gà và thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu
Người cao huyết áp cần kiểm soát lượng chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm mà cơ thể nạp vào mỗi ngày. Nhóm thực phẩm này bao gồm: da gà, thịt đỏ, bơ, sữa béo,…
Việc hấp thụ quá nhiều chất béo xấu này làm tăng LDL trong máu, khiến tình trạng cao huyết áp tồi tệ hơn. Bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh tim mạch như: xơ vữa động mạch, tắc hẹp động mạch, nhồi máu cơ tim,…
Thức uống chứa cồn
Tại sao thức uống chứa cồn luôn nằm trong danh sách nên hạn chế của nhiều chế độ dinh dưỡng trị bệnh? Nếu sử dụng với lượng vừa phải hàng ngày, loại thức uống này có thể có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng hầu hết người bệnh lạm dụng thức uống chứa cồn, nó không những gây tăng huyết áp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như: gan, thận, dạ dày,…
Hơn nữa, thức uống chứa cồn cũng làm giảm hiệu quả điều trị cao huyết áp bằng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng rượu trong điều trị bệnh.