Chuyên gia kinh tế người Mỹ tuyên bố rằng câu trả lời nằm ở cách bạn định giá tiền tệ. Sức mạnh hay điểm yếu của đồng đô la thường được đo bằng các chỉ số tiền tệ chính.
Các định chế tài chính lớn thường tiến hành so sánh đồng đô la trong một rổ tiền tệ bao gồm đồng Euro, bảng Anh, yên Nhật, franc Thụy Sĩ, không phải với các loại tiền tệ của thị trường mới nổi.
Chính vì vậy, việc những quốc gia khác ký kết các giao dịch song phương liên quan đến đồng nhân dân tệ hoặc đồng rúp không gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của đồng đô la Mỹ.
"Có cách nào để biết liệu đồng đô la đang thực sự mạnh lên hay yếu đi mà không bị ràng buộc với các loại tiền tệ dự trữ hoặc thị trường mới nổi? Vâng, có công cụ như vậy", nhà phân tích nhấn mạnh.
Theo ông James Rickards, đó chính là vàng. Khi giá vàng lên cao thì giá trị đồng đô la sẽ xuống thấp hơn và ngược lại. Trong thời gian tới, các nước thuộc khối BRICS có thể sớm áp dụng công thức này.
“Vào cuối tháng 8, các quốc gia BRICS (bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và một số khách mời khác) sẽ tập hợp để công bố một loại tiền tệ BRICS+, được chốt bằng vàng”, chuyên gia người Mỹ cho biết.
Nga và Trung Quốc quan tâm đến giá vàng cao hơn vì điều đó có nghĩa là đồng tiền BRICS+ lên giá và điều này có thể gây ra sự sụt giảm thực sự của đồng đô la, và họ đã chuẩn bị cho diễn biến trên.
Mỹ không tăng nắm giữ vàng kể từ những năm 1950 và những quốc gia có kho kim loại quý lớn khác như Pháp và Ý cũng vậy. Thay vào đó, Liên bang Nga, Trung Quốc, Mexico... và nhiều nền kinh tế mới nổi khác lại đang mua vàng với số lượng đáng kể.