Toàn cảnh khu vực sẽ được đầu tư hơn 2.500 tỷ làm đường, là mảnh ghép cuối cùng của tuyến đường dài 90 km nối Hà Nội với 3 tỉnh
Bài và ảnh: Ngọc Đẹp•12/07/2024 07:32
Tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính dài 92 km. Trong đó, đoạn đi qua địa phận 2 huyện Ứng Hoà và Mỹ Đức (thành phố Hà Nội) có chiều dài 13 km, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 2.550 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách thành phố).
Tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính có tổng chiều dài khoảng 92 km, đi qua địa phận Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Hòa Bình. Đến nay, dự án đã và đang đầu tư xây dựng được khoảng 79 km. Đoạn còn lại dài hơn 13 km đi qua địa phận 2 huyện Ứng Hoà và Mỹ Đức (thành phố Hà Nội) như trong ảnh chưa đầu tư xây dựng.
Khi đoạn tuyến dài 13 km này được hoàn thành, toàn tuyến Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính sẽ được thông toàn tuyến, tạo thành trục đường tâm linh kết nối trực tiếp Hà Nội với các quần thể di tích, văn hoá lịch sử quy mô lớn như Chùa Hương, chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc...Trong ảnh là điểm đầu của dự án.
Tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính đoạn qua 2 huyện Ứng Hoà, Mỹ Đức có điểm đầu tuyến nằm tại nút giao với tuyến đường trục phía Nam (đoạn gần Chùa Chòng, xã Trầm Lộng); điểm cuối giao với đường Hương Sơn - Tam Chúc (đường tỉnh 74).
Tuyến đường do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư dự án (dự kiến) hơn 2.550 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách thành phố).
Dự kiến dự án sẽ được thực hiện trong giai đoạn quý I/2025 (tức từ tháng 1 đến hết tháng 3), hoàn thành vào quý IV/2026 (tức từ tháng 10 đến hết tháng 12).
Về quy mô, tuyến sẽ được đầu tư với mặt cắt ngang 4 làn xe với chiều rộng 21 m, vận tốc thiết kế 80 km/h.
Trên tuyến sẽ xây dựng 4 nút giao gồm: Nút giao với đường trục phía Nam (vị trí đầu tuyến); nút giao với quốc lộ 21B; nút giao với đường liên xã Hương Sơn; nút giao với đường Hương Sơn - Tam Chúc (vị trí cuối tuyến). Đồng thời, sẽ xây dựng 2 cầu vượt sông Đáy và sông Châu Giang.
Về chi tiết 13 km. Tuyến đường sau khi bắt đầu tại nút giao với tuyến đường trục phía Nam sẽ đi một mạch đến sông Châu Giang. Sau đó, đi song song với sông Châu Giang đến Quốc lộ 21B và đến sông Đáy. Sau khi qua sông Đáy, tuyến đường sẽ chạy thẳng đến đoạn gần hồ câu Phạm Tú, sau đó là gần Đền Mẫu Thượng và cuối cùng giao với đường Hương Sơn - Tam Chúc (đường tỉnh 74).
Theo ghi nhận, toàn tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính đoạn Ứng Hòa, Mỹ Đức đi qua chủ yếu khu vực đồng ruộng, đất trồng hoa màu của người dân địa phương. Đoạn tập trung đông dân cư nhất là đoạn đi qua sông Đáy và đường tỉnh 419.
Các mốc giới đã được cắm trên nhiều đoạn tuyến.
Về các đoạn khác tại tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính, có thể chia thành 4 đoạn. Trong đó, đoạn 1 giao với đường Vành đai 3 - Nguyễn Xiển đến nút giao đường Phúc La - Văn Phú có chiều dài 3,4 km. Như trong ảnh, hiện đã đưa vào vận hành khai thác.
Đoạn 2, từ nút giao Phúc La - Văn Phú đi đến Km31+800 đường trục phía Nam có chiều dài 31,8 km. Trong đó, chỉ mới xây dựng cơ bản xong từ nút giao Phúc La - Văn Phú đến Km19+900 (Ảnh phía trên); còn đoạn từ Km19+900 đến Km31+800 chưa được hoàn thiện (Ảnh dưới).
Đoạn 3, là đoạn qua huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức dài 13,2 km vừa được nêu ở trên. Đoạn 4 từ điểm nút giao với đường Hương Sơn - Tam Chúc đến cầu Trường Yên thuộc tỉnh Ninh Bình (đi qua Hà Nam) dài 43,5 km hiện đã được vận hành khai thác.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Giáo dục Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết "Sức mạnh của đoàn kết" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau 49 năm, địa danh Sài Gòn chính thức gắn lên trụ sở một cơ quan hành chính cấp phường ở TP.HCM, trụ sở phường Sài Gòn được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật từ năm 2024.
(GDTĐ) - UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định đổi tên ba trường trung học phổ thông trên địa bàn nhằm tránh trùng lặp với các trường có cùng tên tại TP Hải Phòng, trong bối cảnh quá trình hợp nhất hành chính giữa hai địa phương đang được triển khai.
(GDTĐ) - Ngày 29/6, gần 800 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã quy tụ tại TP Đà Nẵng để tham dự Vòng thi khu vực miền Trung của Hội thi Tin học Trẻ toàn quốc lần thứ 31 – năm 2025.
Theo Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, lãnh đạo, cán bộ, công chức phải đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách làm, xóa bỏ những “lối mòn truyền thống”, tư tưởng “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”. Muốn như vậy, cán bộ, công chức trước hết phải nhận thức sâu sắc tính khẩn trương, kịp thời của yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Từ cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ”, học sinh từ mọi miền Tổ quốc đã tạo nên nhiều bài viết, tranh vẽ bày tỏ tình cảm kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Giáo dục Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết "Sức mạnh của đoàn kết" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
(GDTĐ) - Ngày 29/6, gần 800 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã quy tụ tại TP Đà Nẵng để tham dự Vòng thi khu vực miền Trung của Hội thi Tin học Trẻ toàn quốc lần thứ 31 – năm 2025.
Để thực hiện chính quyền hai cấp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã công bố 32 thủ tục hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, 14 thủ tục thuộc thẩm quyền cấp xã, có hiệu lực từ ngày mai (1/7).