Toán phổ thông quá khó, học đại học và đi làm có cần đến?

20/03/2023, 07:42
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều thắc mắc liên quan toán học được nêu ra tại ngày hội tư vấn tuyển sinh. Trong đó, một người đặt vấn đề liệu những kiến thức toán học có áp dụng vào công việc.

Chọn ngành liên quan đến ngoại ngữ

Một phụ huynh ở Hà Nội có con gái thiên hướng học ngoại ngữ băn khoăn: “Con và gia đình chỉ biết thế mạnh học tốt ngoại ngữ, không biết nên chọn ngành gì liên quan đến ngoại ngữ phù hợp sau này?”.

PGS.TS Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, ĐH Ngoại thương - cho hay nếu thí sinh giỏi ngoại ngữ, có 2 cách tiếp cận.

Thứ nhất là dùng ngoại ngữ như một công cụ học các ngành khác. “Hiện nay, rất nhiều trường đại học có những chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng ngoại ngữ hoặc tỷ lệ các môn học được giảng dạy bằng ngoại ngữ cao. Sau này, năng lực của sinh viên sẽ tốt và có những lợi thế vượt trội so với những người khác”, bà Hiền thông tin.

Thứ hai là đi thẳng vào ngành ngoại ngữ và chọn ngôn ngữ đó làm ngành học như Ngôn ngữ Anh... Không chỉ ĐH Ngoại thương, nhiều đại học khác có những ngành học này.

Theo bà Hiền, để chọn ngành phù hợp, thí sinh cần dựa vào sở thích, đam mê; năng lực của bản thân; nhu cầu nhân lực; năng lực tài chính của gia đình.

Băn khoăn khi muốn theo ngành Thiết kế đồ họa

Một phụ huynh có con dự thi tốt nghiệp THPT năm nay thắc mắc: "Con muốn học ngành Thiết kế đồ họa nhưng tìm hiểu tất cả trường, thấy rằng những trường đại học công lập để học ngành này, trong tổ hợp xét tuyển đều phải có môn Vẽ hoặc Hình họa hoặc Bố cục trang trí màu. Song, những môn này, trong các môn học phổ thông không có, con tôi không dám đăng ký thi vào các trường như ĐH Kiến trúc, ĐH Mỹ thuật công nghiệp... Có lẽ tôi phải đăng ký cho con vào các trường ngoài công lập?”.

Vị phụ huynh cho rằng đây là điều bất hợp lý đối với những học sinh không phải ở vùng đô thị có điều kiện học thêm, học ngoài môn Vẽ.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) - cho hay dưới góc độ quản lý nhìn toàn hệ thống, với những ngành đào tạo đặc thù, tỷ lệ các em trúng tuyển vào đại học mỗi năm tính trên toàn hệ thống rất nhỏ, thậm chí chưa đến 1%.

Vì vậy, việc đưa những môn học đó vào bậc phổ thông áp dụng cho toàn hệ thống là chưa phù hợp, nhất là chương trình phổ thông dạy trên toàn quốc ở tất cả vùng miền, từ thành phố đến nông thôn, vùng sâu vùng xa. Ngay cả đội ngũ giáo viên dạy cũng là vấn đề, phổ cập những môn đó trên toàn quốc phải tốn rất nhiều nguồn lực.

Trong khi đó, rõ ràng, những ngành đặc thù này cần năng khiếu chứ không phải một kỹ năng đại trà chúng ta dạy ở bậc phổ thông. Bậc phổ thông là những kiến thức phổ quát nhất, nền tảng cho học sinh. Đi vào những ngành đặc thù, chúng ta cần có những sự đầu tư và định hướng ban đầu.

"Tất nhiên, chúng tôi rất chia sẻ với những thí sinh ở những địa bàn khó khăn. Tuy nhiên, các em có nhiều con đường khác. Ngành Thiết kế đồ họa, với những kiến thức công nghệ thông tin và những kỹ năng khác, các em hoàn toàn có thể theo đuổi ngành này, không nhất thiết phải có môn vẽ”, bà Thủy nói.

Theo zingnews.vn
https://zingnews.vn/toan-pho-thong-qua-kho-hoc-dai-hoc-va-di-lam-co-can-den-post1413453.html
Copy Link
https://zingnews.vn/toan-pho-thong-qua-kho-hoc-dai-hoc-va-di-lam-co-can-den-post1413453.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Toán phổ thông quá khó, học đại học và đi làm có cần đến?