Cơ chế này nhằm huy động nguồn lực xã hội hoá từ các thành phần kinh tế để thực hiện các công trình kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông, mà hình thức đầu tư BT này đã dừng thực hiện kể từ ngày 1/1/2021.
Thứ 3, cho phép TP HCM được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 ha phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định, tạo điều kiện cho Thành phố chủ động trong việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để có thể hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao quy mô lớn, nhằm đón đầu dòng vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao.
Cơ chế này cũng nhằm thực hiện Nghị quyết của Chính phủ cho phép chuyển đổi 26.000 héc-ta đất nông nghiệp tại TP HCM thành đất sản xuất, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị.
Theo tính toán của các chuyên gia thì 1 ha đất nông nghiệp của thành phố chỉ làm ra được giá trị khoảng 500 triệu đồng/năm, trong lúc 1 ha đất sản xuất, công nghiệp, thương mại dịch vụ, đô thị làm ra giá trị khoảng 55 tỷ đồng/năm gấp 100 lần.
Thứ 4, phân cấp cho UBND thành phố thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ các quy hoạch, bao gồm quy chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật theo thủ tục, trình tự do Thủ tướng Chính phủ quy định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Thứ 5, cho phép TP HCM được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội đối với trường hợp quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu chưa phù hợp quy hoạch chung thì cho phép thực hiện việc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy hoạch chung và chỉ tiêu về hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng theo quy định của pháp luật về nhà ở xã hội.