Trăn trở vấn nạn mang tên “bạo lực học đường”

Phạm Hoa - Việt Anh | 30/10/2023, 07:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền clip một nam sinh ngồi thụp tại một góc hành lang và bị nhóm bạn đánh hội đồng, quay clip… khiến nhiều người phẫn nộ.

image.png
Nhóm nam sinh đánh hội đồng bạn cùng khối ( ảnh cắt từ clip)

Hậu quả của bạo lực học đường

Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần của học sinh và cả bản thân các học sinh thực hiện hành vi bạo lực.

Đối với sức khỏe thể chất sẽ gây ra những thương tích trên cơ thể, trường hợp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Còn về tâm lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của học sinh, gây ra tâm lý sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức và bị ám ảnh những trạng thái phổ biến mà hầu hết các em học sinh bị bạo lực đã phải trải qua.

Nạn nhân của bạo lực học đường thường có những biểu hiện lầm lì, ít nói, mất tự tin, luôn ở trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người, lo sợ khi đến trường, thậm chí phát sinh các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Đối với các em học sinh gây bạo lực học đường dễ trở thành đối tượng bị thù hằn và bị ghét bởi các nạn nhân và các bạn cùng học, cùng với là nỗi lo lắng bị trả thù từ phía nạn nhân, gia đình và bạn bè của nạn nhân.

Ngoài ra, còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập. các em học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường thường có xu hướng không thể tập trung học, lo sợ khi đến lớp dẫn đến việc kết quả học tập sa sút.

Học sinh gây bạo lực cũng phải đối mặt với việc chịu kỷ luật của nhà trường, đình chỉ học tập tạm thời hoặc bị đuổi học nghiêm trọng hơn là phải chịu sự truy tố của pháp luật

dung-lai-viec-bao-luc-hoc-duong.png

Giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường

Để đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường rất cần sự phối hợp từ "kiềng 3 chân": Gia đình, nhà trường và xã hội.

Ở nhà, cha mẹ nên là những tấm gương để các con noi theo, nhất quán trong phương pháp giáo dục, chủ động giao tiếp với con mình để giáo dục và định hướng cho con.

Ở trường, các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải thật gần gũi, quan tâm nhiều hơn tới học trò, để các em có niềm tin. Khi có chuyện bị bạo lực học đường các em sẽ chia sẻ ngay với thầy cô, qua đó nhà trường sẽ nắm bắt được nguyên nhân dẫn đến bạo lực để có hướng giải quyết nhanh chóng, phù hợp.

Đặc biệt là sự thông tin giữa phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm khi học sinh có sự thay đổi về tâm lý.

Trên các phương tiện truyền thông cũng cần gia tăng tuyên truyền để chính các em học sinh hiểu ra mặt trái của bạo lực học đường, giúp đẩy lùi vấn nạn này.

Bạo lực học đường không phải là trách nhiệm của riêng ai, mỗi chúng ta cần có cách ứng xử kịp thời để góp phần hạn chế các vụ bạo lực học đường cũng như giảm đi mức nghiêm trọng của sự việc.

Bài liên quan
Cần có quy định bảo vệ nhà giáo, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trăn trở vấn nạn mang tên “bạo lực học đường”