Cháu trai đi dự tiệc về, mặt mày hậm hực, nói rằng nó gặp một đứa trẻ rất khó ưa trong bữa tiệc. Hôm đó, cháu trai tôi đi dự một buổi tiệc cưới đãi rất nhiều món ăn ngon như thịt bò, tôm, gà và trái cây đĩa. Chủ nhà cũng rất tâm lý, còn chuẩn bị cả bàn xoay để khách có thể dễ dàng lấy được đủ hết tất cả các món ăn.
Lúc này, ngồi cùng bàn cùng cháu trai tôi có một cậu bé chừng 8-9 tuổi. Khi món ăn được dọn lên đầy đủ, cậu bé kia lập tức nhắm trúng món mình thích, thế là cả buổi không chỉ chỉ ăn đĩa thức ăn đó, mà còn dùng tay còn lại vịn vào thành bàn xoay để ngăn cản mọi người lấy được món đó.
Cậu bé không ngừng ngấu nghiến thật nhanh như thể sợ sẽ bị mọi người ăn hết. Trùng hợp, cháu trai tôi cũng rất thích món đó, liền vươn tay muốn gắp một ít.
Kết quả là cậu bé kia không vui ra mặt, nhìn chằm chằm vào cháu trai của tôi. Sau đó, cậu bé liền gắp hết món ăn đó và chất đống chúng vào trong chén của mình. Nhưng cái chén nhỏ thì làm sao mà chứa được một đĩa thịt lớn, thế là thức ăn bị làm rơi vãi ra đầy bàn, dơ bẩn vô cùng.
Khuôn mặt của thằng bé không có chút gì tiếc nuối, ngược lại còn vô cùng vênh váo, như thể, đồ ăn của tôi, dù có làm hỏng cũng không cho anh ăn, chỉ mình tôi được ăn thôi. Cả bàn không ai ăn được món đó, mặc dù bị mọi người nhìn chằm chằm nhưng phụ huynh của cậu bé đó không những không có bất kỳ hành động xin lỗi nào, mà còn làm như không quan tâm, bình thản gắp thêm cho cậu bé vài món mà cậu không gắp tới.
Thực đơn và số lượng các món của bữa tiệc đều đã được tính toán kỹ lưỡng, đủ dùng cho mọi người. Thế nên, hành động độc chiếm thức ăn của cậu bé gây ảnh hưởng rất nhiều đến người khác.
Những đứa trẻ thích độc chiếm thức ăn, không biết nghĩ cho cảm xúc của người khác, nghĩ việc tư lợi là một hành vi bình thường, đều là những đứa trẻ không biết khiêm nhường. Chúng không hiểu tính đoàn kết và hợp tác giữa người và người, phàm chuyện gì cũng chỉ biết đến mình, chắc chắn sau này khó được người khác hoan nghênh. Những đứa trẻ như vậy khó được bạn bè giúp đỡ trong công việc hoặc học tập, vì thế tương lai chỉ có thể một mình cô độc, tự chống chọi mọi thứ.
3. Chọn lựa nhiều lần
Bạn gái tôi kể, có lần cô ấy mời một người bạn cùng khóa về nhà ăn cơm. Sau khi ăn xong, ai về nhà nấy thì bố cô ấy mới nói: "Loại bạn học này, sau này ít tiếp xúc sẽ tốt hơn."
Bạn gái tôi không hiểu, hỏi bố tại sao. Thật bất ngờ, bố lại hỏi ngược lại cô một câu, khiến cô rất kinh ngạc: "Người bạn này của con có phải trong lớp không có bạn hay không?".
Cô ấy hỏi bố làm sao mà bố biết được? Bố liền nói, ông có thể nhìn thấy rõ điều đó trên bàn ăn vừa rồi.
Mới vào bữa ăn, cô bạn cùng lớp này lập tức nhặt và chọn lựa các món ăn: cô lật tới lật lui các lát thịt bò, sau đó lựa những lát to để ăn; cô cũng lật cá hấp hết lần này đến lần khác, sau đó chọn phần thịt đẹp nhất để ăn, để lại một mớ thịt cặn bã lộn xộn trên đĩa; đối với món thịt xào rau cũng vậy, sau một hồi chọn lựa, trộn tới trộn lui, cô ấy cũng gắp hết phần thịt, chỉ chừa lại một đĩa toàn là rau ở lại.
Cực khổ, bỏ biết bao nhiêu tâm tư để làm ra một bữa ăn, thế mà bạn lại lựa tới lựa lui, lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy thì làm sao người khác có thể ăn được nữa? Điều quan trọng là cô bạn cùng khóa này không những không nhận thức được hành vi vô duyên của mình, mà còn không biết xấu hổ mở miệng nói "lần sau lại đến".
Những đứa trẻ thích trộn các món ăn để lựa tới lựa lui trên bàn cũng có EQ rất thấp, làm mọi thứ mà không nghĩ đến cảm xúc của người khác, chỉ biết đến hạnh phúc của chính mình. Những người này khi trưởng thành thường mang lại rắc rối cho mọi người xung quanh mà không hề hay biết, khiến mọi người chán ghét.
Một ngày ba bữa, nhìn tuy rất đơn giản, nhưng thật ra nó chứa đựng rất nhiều sự giáo dưỡng, nguyên tắc, cách đối nhân xử thế cũng như là phẩm chất của một con người.
Nếu không được rèn giũa và hướng dẫn kịp thời, trẻ sẽ dễ mắc lỗi và lạc lối. Nếu con bạn cũng có những hành vi này trên bàn ăn, cha mẹ thực sự cần phải nghiêm túc hướng dẫn và nuôi dưỡng lại cho con.