Ngay từ nhỏ, con phải được dạy cách kiên nhẫn và khiêm tốn với người khác. Không được chen hàng, chỉ chơi khi đến lượt, nếu có người xếp hàng phía sau thì phải biết cân đối thời gian để người khác được chơi cùng, không thể để họ phải chờ lâu.
Khi người lớn đang nghe điện thoại, con cũng nên được dạy phải học cách im lặng, không la hét hay cố gắng ngắt lời. Cha mẹ cũng cần dạy con biết nói xin lỗi và cảm ơn về những việc mình đã làm trong cuộc sống.
3. Lễ phép
Ngay từ nhỏ, con cần được dạy phải nói nhỏ nhẹ với người khác, giao tiếp tích cực và không sử dụng giọng điệu mỉa mai, chất vấn, khiêu khích hay tỏ ra mình là người thô lỗ. Một số đứa trẻ nói rất vội vàng và thích ra lệnh như “Con muốn/muốn ăn cái này” hay “Đưa cho con 1 cái”… Nếu thấy con nói trống không hay không đủ ý như vậy, cha mẹ cần rèn lại ngay để tránh trẻ hình thành thói quen giao tiếp không tốt này.
Nếu được nhận món quà mình không mấy thích thú, cha mẹ cần dạy con biết con không nên nói “Con không thích cái này” mà hãy nói “Cảm ơn” với người đã tặng 1 cách chân thành và tử tế. Nếu con cảm thấy thích thì hãy nói thêm với họ rằng ‘Con thực sự thích nó”.
4. Cách cư xử trên bàn ăn
Khi trẻ còn nhỏ, cách cư xử trên bàn ăn phản ánh rõ nhất phương pháp nuôi dạy con cái của cha mẹ. Trẻ nên được dạy từ những điều nhỏ nhất như khi ăn thì không được cười đùa và ồn ào, không vừa ăn vừa nói và biết cách từ chối một cách lịch sự khi có ai đó gắp cho con món mà con không thích.
Đặc biệt trong khi ăn, cha mẹ không nên cho con vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại hay chơi đồ chơi. Con chỉ được phép rời khỏi bàn ăn khi được sự đồng ý của người lớn. Việc hình thành thói quen ăn uống lịch sự từ khi còn nhỏ sẽ giúp con trở thành một đứa trẻ ngoan sau này.