Trẻ nguy kịch do loại virus mà nhiều người rất dễ nhầm với cảm cúm

06/03/2024, 10:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện do viêm phổi, trong đó có nhiều trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma.

Thời gian gần đây, Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện do viêm phổi, trong đó có nhiều trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma với các triệu chứng không điển hình, dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, sốt xuất huyết. Một số trường hợp đến viện trong tình trạng biến chứng nhiễm khuẩn huyết nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Thời điểm giao mùa, thời tiết có sự thay đổi thất thường, nhiệt độ chênh lệch nhiều giữa ngày và đêm. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng.

BS thăm khám cho trẻ.

BS thăm khám cho trẻ.

Theo thực tế ghi nhận tại các cơ sở y tế, số lượng trẻ đến khám và điều trị vì bị viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma tăng đột biến.

Viêm phổi do Mycoplasma là một bệnh nhiễm trùng ở phổi khá phổ biến, do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây ra. Bệnh thường bùng phát thành dịch vào thời điểm giao mùa, phát tán qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi. Đây là bệnh viêm phổi không điển hình do có những triệu chứng khác với bệnh viêm phổi do nhiễm khuẩn thông thường khác.

Ban đầu trẻ có những biểu hiện viêm long đường hô hấp: hắt hơi, sổ mũi, sốt.

Trẻ em bị viêm phổi có thể bị sốt cao, sốt liên tục từ 39 đến 40 độ C. Ngoài ra, trẻ còn ho nhiều, ho rũ rượi từng cơn, ho đi kèm khó thở, thở nhanh gấp gáp. Những trẻ lớn có thể có cảm giác đau ngực, đau đầu, đau cơ, cứng cơ…

Đặc biệt, trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma có thể có biểu hiện những biến chứng ngoài phổi khác như viêm kết mạc, nổi mày đay trên da, biến chứng tim mạch, biến chứng đường tiêu hoá, tiết niệu…

Với các triệu chứng không điển hình, trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma thường không được chẩn đoán sớm từ giai đoạn đầu, việc điều trị trở nên không kịp thời. Thậm chí, nhiều trường hợp trẻ được chẩn đoán theo kinh nghiệm dẫn đến nhầm lẫn, điều trị sai cách, gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh – Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, viêm phổi có nhiều căn nguyên, trong đó Mycoplasma Pneumoniae (vi khuẩn không điển hình) là tác nhân quan trọng gây viêm phổi ở cộng đồng ở trẻ em. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp ở nhóm trẻ lớn.

Theo một nghiên cứu của Mỹ, trẻ từ 5-10 tuổi, tỉ lệ mắc viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae là 16%, trong khi đó nhóm trẻ 10-17 tuổi, tỉ lệ này lên đến 23%.

Triệu chứng viêm phổi do Mycoplasma ở trẻ

Khi vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 đến 3 tuần. Sau thời gian này, bệnh sẽ khởi phát và trải qua những triệu chứng sau:

Ban đầu trẻ có những biểu hiện viêm long đường hô hấp: hắt hơi, sổ mũi, sốt.

Trẻ em bị viêm phổi có thể bị sốt cao, sốt liên tục từ 39 đến 40 độ C. Ngoài ra trẻ còn ho nhiều, ho rũ rượi từng cơn, ho đi kèm khó thở, thở nhanh gấp gáp. Những trẻ lớn có thể có cảm giác đau ngực, đau đầu, đau cơ, cứng cơ…

Đặc biệt, trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma có thể có biểu hiện những biến chứng ngoài phổi khác như có thể bị viêm kết mạc, nổi mày đay trên da, biến chứng tim mạch, biến chứng đường tiêu hoá, tiết niệu…

Các biện pháp chẩn đoán viêm phổi do Mycoplasma

Những triệu chứng viêm phổi do Mycoplasma ở trẻ rất dễ nhầm với những tác nhân viêm phổi khác như viêm phổi do virus, viêm phổi do vi khuẩn khác vì có những biểu hiện như: sốt, ho, khó thở hoặc chụp phim X- Quang phổi có những tổn thương trên phim. Tuy nhiên để chẩn đoán xác định tác nhân viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae cần phải làm xét nghiệm đặc hiệu.

Bài liên quan
WHO thông báo phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trẻ nguy kịch do loại virus mà nhiều người rất dễ nhầm với cảm cúm