Mụn đỏ bất thường ở cổ có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư (Ảnh minh họa)
Nếu các mụn này có màu đỏ, kích thước lớn hơn mụn trứng cá kèm theo cảm giác ngứa hoặc đau thì tuyệt đối đừng tự nặn và luôn cố gắng giữ vệ sinh sạch sẽ. Nếu mụn có mủ hoặc chảy nước màu vàng kèm cảm giác khó nuốt, cứng cổ thì rất có thể bạn đã mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Mụn ở cổ cũng có thể là do ung thư gan hoặc mật, tuyến tụy gây ảnh hưởng. Đặc điểm là thường chỉ xuất hiện một hoặc một vài nốt mụn, to bằng đầu ngón tay, màu sắc của mụn vàng hoặc đỏ, trong mụn mủ có mủ và kèm theo triệu chứng ngứa nhưng không đau.
Đây là triệu chứng rõ ràng của hầu hết các bệnh ung thư liên quan đến cổ, thường xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Theo số liệu thống kê lâm sàng, có đến 60 - 90% bệnh nhân mắc ung thư vùng cổ có dấu hiệu nổi hạch ở cổ.
Thông thường, sẽ kết hợp với các triệu chứng khác như ù tai, đau tai, giảm thính lực, nghẹt mũi kéo dài, chảy máu mũi, bất thường ở mắt như giảm thị lực, lồi mắt, lác mắt, sụp mí... Hầu hết các cục u này sẽ đau, nhưng có 1 số bệnh như ung thư tuyến nước bọt hay khối u tuyến giáp, ung thư hạch bạch huyết giai đoạn đầu thậm chí sẽ không đau khi chạm vào.
Hạch bạch huyết phân bố ở khắp nơi trên cơ thể, chúng sẽ nổ rõ hoặc sưng lên khi cơ thể cần chống lại bệnh tật, nhất là ung thư. Phần hạch ở cổ sẽ an toàn khi chúng nhỏ hơn 1cm, khi dùng tay sờ vào bạn thấy phần hạch đó di động tốt, không bị dính với mô xung quanh, có bờ giới hạn rõ, sờ nắn không đau và mật độ mềm vừa phải không quá cứng.
Nên thường xuyên tự kiểm tra cổ để không bỏ lỡ dấu hiệu ung thư (Ảnh minh họa)
Ngược lại, nếu bạn thấy phần hạch có kích thước lớn hơn 1cm, khi sờ vào sẽ thấy nó dính chặt với các mô xung quanh, bờ giới hạn không còn rõ ràng, sờ nắn sẽ cảm thấy đau và mật độ cứng nhắc thì nên cẩn trọng. Tốt nhất là đi thăm khám sớm vì đó có thể là một số biểu hiện của giai đoạn tiền ung thư hoặc là dấu hiệu ung thư hạch cổ.
Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor, Kknews