Mặt khác, học sinh không những nắm bắt, chuyển tải được yêu cầu đặt ra của bài giảng mà còn vượt lên trên cả yêu cầu. Điều đó sẽ thuận lợi cho việc áp dụng kiến thức vừa học vào thực tế. Đối với giáo viên đã chủ động trong điều hành tiết học. Tuy nhiên, việc phát âm của học sinh vẫn cần được giáo viên hướng dẫn, điều chỉnh để chính xác, đúng yêu cầu hơn…
ThS Đào Ngọc Lộc cho rằng, qua giám sát dạy học thực nghiệm sẽ giúp chủ biên, tác giả sách giáo khoa xem yêu cầu kiến thức, kĩ năng chương trình đưa ra có được giáo viên triển khai thực hiện không; việc thể hiện kiến thức, nội dung trong sách giáo khoa đã phù hợp chưa; lắng nghe, tiếp thu ý kiến trực tiếp từ giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học… trên cơ đó sẽ xem xét, điều chỉnh sao cho phù hợp, dễ tiếp thu, vận dụng… nhất trong quá trình dạy học.
Cùng đó lưu ý, thiết bị dạy học ở các trường vùng thuận lợi tương đối tốt đã hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy học song nhiều nơi điều kiện chưa có, còn phải dạy “chay”. Điều này đòi hỏi giáo viên quyết tâm cao trong khắc phục khó khăn, chuẩn bị kĩ càng bài giảng để việc tổ chức các hoạt động dạy học trong lớp vẫn đảm bảo mục tiêu, yêu cầu. Như vậy mới mang đến cho học sinh những tiết học bổ ích, chất lượng, hiệu quả cao nhất…
Sau quá trình kiểm tra, giám sát việc thực nghiệm sách giáo khoa lớp 4 các bộ môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tin học, Mỹ thuật, Tiếng Anh… bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, chuyên viên Vụ giáo dục Tiểu học; đại diện Nhà xuất bản và các chủ biên, tác giả bộ sách; Phòng GD&ĐT, Ban giám hiệu, giáo viên dạy thực nghiệm sẽ cùng ngồi lại đánh giá, rút kinh nghiệm, góp ý.
Trên cơ sở đó, tác giả sẽ có sự điều chỉnh phù hợp trước khi gửi bản mẫu sách giáo khoa tới Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa xin phê duyệt.
Trước đó, Bộ GD&ĐT đã có công văn số 733 về việc tổ chức thực nghiệm và lấy ý kiến góp ý bản mẫu sách giáo khoa; Công văn số 548 về việc báo cáo kế hoạch tổ chức thực nghiệm và lấy ý kiến góp ý bản mẫu sách giáo khoa. Bộ GD&ĐT đã nhận được báo cáo của một số Nhà xuất bản về kế hoạch tổ chức thực nghiệm.
Trên cơ sở đó Bộ GD&ĐT ra công văn số 863 về kiểm tra, giám sát việc thực nghiệm sách giáo khoa lớp 4. Theo đó tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát thực nghiệm sách giáo khoa lớp 4 với mục đích kiểm tra, giám sát và hỗ trợ việc tổ chức thực nghiệm và lấy ý kiến giáo viên về bản thảo sách giáo khoa lớp 4 của các nhà xuất bản.
Yêu cầu việc kiểm tra, giám sát việc thực nghiệm sách giáo khoa ở tất cả các môn học lớp 4 của tất cả các nhà xuất bản có sách giáo khoa đăng ký thẩm định.
Việc kiểm tra giám sát việc thực nghiệm sách giáo khoa lớp 4 diễn ra tại 10 địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Đắk Lắk, Long An, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hải Dương, Hà Nội, Thái Nguyên, Nam Định.
Các nhà xuất bản/Bộ sách được kiểm tra, giám sát thực nghiệm gồm có: Nhà xuất bản Đại học Huế; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Chân chời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống); Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Vipic - bộ Cánh Diều; Nhà xuất bản đại học Sư phạm; Nhà xuất bản Đại học Vinh.
Dự kiến, thời gian kiểm tra giám sát việc thực nghiệm sách giáo khoa lớp 4 diễn ra trong tháng 3 và tháng 4/2022.