Trung Quốc sợ mất danh xưng 'công xưởng thế giới' vì thiếu lao động

07/02/2023, 19:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Để giải quyết tình trạng thiếu lao động tay nghề cao, những thành phố lớn như Bắc Kinh ban hành nhiều chương trình, quy định về tối ưu hóa hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Dù nhận được nhiều tài trợ từ chính phủ, Zhang cho biết trường của cô vẫn phải đối mặt với tình trạng hợp tác yếu kém giữa nhà trường và doanh nghiệp vì nền kinh tế trì trệ, các công ty phải ưu tiên sự sống còn của chính họ.

Các doanh nghiệp không thực sự tính đến nhu cầu về nhân tài nên sự hợp tác giữa công ty và trường học đã yếu đi đáng kể. Vấn đề là dù có hệ thống giáo dục nghề nghiệp lớn nhất thế giới, Trung Quốc lại không bắt kịp xu hướng thay đổi trong sản xuất.

Cụ thể, các cơ sở dạy nghề vẫn chưa nhạy bén với các xu hướng thay đổi trong sản xuất và thiếu suy nghĩ về cách phát triển lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của các ngành công nghiệp mới.

Ước tính, chưa đến 10% giáo viên tại các trường trung học dạy nghề của Trung Quốc có kinh nghiệm quản trị kinh doanh hoặc sản xuất chuyên nghiệp. Chỉ khoảng 15% giáo viên đã tham gia đào tạo kỹ thuật trong các công ty. Bằng cấp là yếu tố cản trở khiến các lao động lành nghề không thể trở thành giáo viên dạy nghề.

Đây cũng chính là lý do gây mẫu thuẫn về cơ cấu, khiến hàng chục triệu sinh viên tốt nghiệp trường nghề không thể lấp đầy tình trạng thiếu hụt gần 10 triệu công nhân lành nghề cao cấp ở Trung Quốc.

cong xuong the gioi anh 2

Sinh viên học nghề nhiều nhưng ít được thực hành, khiến các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn thiếu lao động tay nghề cao. Ảnh: Reuters.

Theo Mao Yufei, trợ lý nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Việc làm Trung Quốc, việc thiếu công nhân lành nghề là một vấn đề nổi cộm trong thị trường việc làm của Trung Quốc, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất yêu cầu độ chính xác cao.

Công nhân lành nghề của Trung Quốc chủ yếu đến từ các trường cao đẳng nghề, nhưng hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện tại không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và không thể cung cấp những tài năng doanh nghiệp đang tìm kiếm.

Theo Mao, so với các khóa học lý thuyết, đào tạo công nhân lành nghề đòi hỏi chú trọng nhiều vào hoạt động thực tế và đào tạo thực hành. Đây là điều hầu hết trường dạy nghề ở Trung Quốc đều thiếu.

"Thực tế hiện nay là giáo dục nghề nghiệp đang tập trung nhiều vào dạy lý thuyết, đội ngũ giáo viên thiếu chuyên môn, thiết bị giảng dạy lạc hậu, chương trình giảng dạy không phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và sinh viên không được đào tạo năng lực phù hợp", Mao nói.

Giải pháp

Mao Yufei nói thêm rằng nếu muốn giải quyết tình trạng lao động lành nghề, Trung Quốc phải thúc đẩy cải cách trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, bao gồm việc đào tạo sinh viên trường nghề theo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Hiện nay, hơn 70% công nhân lành nghề của Trung Quốc (bao gồm lao động nhập cư) ở trình độ trung học và chỉ khoảng 5% lực lượng lao động công nghiệp là công nhân lành nghề cao cấp. Con số này thấp hơn nhiều so với Nhật Bản (40%) và Đức (50%).

Do khoảng cách giữa nhu cầu của ngành sản xuất và trình độ của sinh viên trường nghề, đến năm 2025, Trung Quốc có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân tài, cụ thể là thiếu 9,5 triệu người trong ngành công nghệ thông tin và thiếu 9,09 triệu trường trong ngành thiết bị điện.

Để thu hẹp khoảng cách cung - cầu, Bắc Kinh ban hành chương trình cải cách để tối ưu hóa hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Chương trình yêu cầu chính quyền địa phương thành lập các khóa học về công nghệ thông tin mới, người máy, thiết bị điện và hàng không vũ trụ tại các trường cao đẳng nghề.

Ngoài ra, thành phố này ban hành Luật Giáo dục nghề nghiệp, nêu rõ giáo dục nghề nghiệp cũng quan trọng như giáo dục phổ thông. Từ đó, các công ty sẽ được khen thưởng nếu tăng cường hợp tác với các trường dạy nghề. Bắc Kinh cũng kêu gọi nâng cao địa vị xã hội và cải thiện việc điều trị cho nhân viên kỹ thuật.

Theo zingnews.vn
https://zingnews.vn/trung-quoc-so-mat-danh-xung-cong-xuong-the-gioi-vi-thieu-lao-dong-post1399701.html
Copy Link
https://zingnews.vn/trung-quoc-so-mat-danh-xung-cong-xuong-the-gioi-vi-thieu-lao-dong-post1399701.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc sợ mất danh xưng 'công xưởng thế giới' vì thiếu lao động