Một số trẻ sợ bóng tối nên cha mẹ thường bật đèn ngủ cho con. Ánh sáng từ đèn ngủ sẽ ức chế sự tiết hormone tăng trưởng melatonin và ảnh hưởng đến chiều cao cũng như sự phát triển của trẻ.
Trong vòng 3 tháng sau khi trẻ chào đời, nhịp tiết melatonin không rõ rệt, nồng độ ban ngày và ban đêm là tương đương nhau. Trẻ càng lớn, nhịp sinh học của melatonin sẽ dần trở nên rõ ràng hơn, cụ thể trẻ từ 3 đến 5 tuổi có lượng melatonin tiết ra nhiều nhất vào ban đêm.
Melatonin có thể cải thiện giấc ngủ, rút ngắn thời gian thức dậy trước khi đi ngủ và thời gian đi vào giấc ngủ, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, nó có thể ức chế tính dễ bị kích thích của các dây thần kinh giao cảm của con người, giúp cơ thể nghỉ ngơi và tiêu diệt các tế bào ung thư. Vậy nên, khi con đã ngủ say, cha mẹ hãy tắt đèn ngủ.
4. Đừng cho trẻ ăn quá nhiều trước khi đi ngủ
Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ sẽ khiến thức ăn tích tụ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn đến trào ngược dạ dày. Đặc biệt, nếu cha mẹ cho con ăn nhiều đồ ngọt trước khi đi ngủ sẽ không tốt cho răng của trẻ. Vậy nên, đừng để con trẻ ăn quá nhiều 1 tiếng trước khi đi ngủ, sau khi ăn cần đánh răng, súc miệng, giữ gìn vệ sinh răng miệng.
5. Đừng để con quá phấn khích trước khi đi ngủ
Ban ngày, do bận đi làm nên cha mẹ không có thời gian dành cho con, vì vậy, nhiều cha mẹ thường chơi với con vào buổi tối để gia đình vui vẻ và gắn kết hơn. Thế nhưng, điều này có thể khiến con phấn khích quá mức và khó đi vào giấc ngủ.
Chất lượng giấc ngủ tốt đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Vì vậy, buổi tối cha mẹ có thể chơi với con những trò chơi nhẹ nhàng, tâm sự và kể chuyện cho con nghe thay vì những hoạt động vui chơi mất quá nhiều sức.