“Là một trong những đơn vị giáo dục triển khai chương trình chuyển đổi số từ khá sớm nên từ năm 2017, nhà trường bắt đầu chú trọng việc tập huấn nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên về vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số; số hóa học liệu, bài giảng … để vận hành hệ thống giảng dạy E-Learning.
Năm 2021, nhà trường triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2035 trong đó tiếp tục đẩy mạnh mục tiêu “Chuyển đổi số” từ công tác quản trị, “Chuyển đổi số” trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học.
Vì vậy, hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Đổi mới sáng tạo kỹ thuật số – chuỗi cung ứng 2022” do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chủ trì tổ chức là vô cùng thiết thực và ý nghĩa đối với công tác đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế để các nhà khoa học, giảng viên, chuyên gia và nhà quản lý doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, lĩnh hội và nâng cao trình độ chuyên môn, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Những đóng góp chia sẻ của các học giả sẽ là nền tảng giá trị hữu ích để nhà trường thực hiện thành công mục tiêu của mình"- bà Mai Lan nhấn mạnh.
Hiện nay, ngành dịch vụ hậu cần (logistics) và chuỗi cung ứng (supply chain) ở Việt Nam đã phát triển khá mạnh mẽ trong những năm gần đây, góp phần gia tăng giá trị kinh tế trong nước, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, ngành dịch vụ hậu cần và chuỗi cung ứng ở Việt Nam vẫn còn là một ngành mới phát triển so với thế giới.
Các đại biểu quốc tế chụp hình lưu niệm với các chuyên gia, nhà khoa học của Việt Nam. |
Do đó hoạt động dịch vụ hậu cần và quản lý chuỗi cung ứng rất cần được phân tích, đánh giá và dự báo xu hướng phát triển.
Một mô hình hoạt động mới mang tính đổi mới sáng tạo, gắn với công nghệ và kỹ thuật số...được xem là giải pháp hữu hiệu, giúp Việt Nam giảm thiểu khoảng cách với thế giới, cũng như tạo điểm nhấn cho sự vươn lên khi bằng nội lực và tiệm cận thành tựu khoa học công nghệ.