Trường học trải nghiệm ‘bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968’

Minh Khang | 22/02/2023, 09:32
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Chương trình hành trình về nguồn với chủ đề 'Viết tiếp bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968' vừa được Liên chi đoàn trường học tổ chức

ban-hung-ca-1.jpg
Đoàn viên trải nghiệm, ngắm các hiện vật, vũ khí bí mật, nghe những mẫu chuyện cảm động về chiến dịch tổng tiến công tại mùa xuân 1968 tại Sài Gòn từ những nhân chứng lịch sử..

Để lên tham quan bảo tàng, các bạn đoàn viên lần lượt được trải nghiệm di chuyển bằng chiếc thang máy cổ có cửa làm bằng sắt với những hoa văn tinh xảo. Không gian bảo tàng ấm cúng, trưng bày hơn 100 hiện vật của những người lính Biệt động Sài Gòn như chiếc xe đạp máy hiệu Solex của Pháp, lon sữa Guigoz, máy ảnh Yashica 635,… Tại đây, các đoàn viên được tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng, những trận đánh vang dội của các chiến sĩ biệt động thông qua những bộ phim ngắn về lực lượng Biệt động Sài Gòn được trình chiếu trên màn ảnh rộng vô cùng sinh động. Tận mắt ngắm các hiện vật, vũ khí bí mật, nghe những mẫu chuyện cảm động về chiến dịch tổng tiến công tại mùa xuân 1968 tại Sài Gòn từ những nhân chứng lịch sử...

ban-hung-ca-3.jpg
Tại buổi sinh hoạt chính trị, đoàn được nghe lại những câu chuyện lịch sử do nhân chứng lịch sử : cô Trần Thị Yến Ngọc bí danh 'Thu Bà Điểm' (thứ 3 từ trái qua) kể lại

Ngoài ra khi di chuyển tham quan các di tích còn lại của lực lượng Biệt động Sài Gòn đoàn đã được thuyết minh viên chia sẻ những câu chuyện hết sức thú vị, được tự mình trải nghiệm tham quan 2 hầm vũ khí bí mật phục vụ cho cuộc nổi dậy, tổng tiến công mùa Xuân năm 1968…

Với các đoàn viên trong liên chi đoàn, hành trình về nguồn “Viết tiếp bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968”, theo dấu chân Biệt động Sài Gòn thực sự là một bài học quý giá, một cảm xúc khó tả khi các hoạt động hào hùng một thời của bao lớp cha, anh trong lực lượng Biệt động Sài Gòn được tái hiện lại hết sức chân thật như là một ngọn lửa tiếp nối tinh thần dấn thân vì dân tộc cho thế hệ mai sau.

Giáo viên Nguyễn Thị Mỹ Châu chia sẻ: ‘Tham gia trải nghiệm trong đợt hành trình về nguồn lần này có cảm xúc khó tả, bồi hồi, xúc động khi chứng kiến các hiện vật, nghe thuyết minh và giao lưu với nhân chứng lịch sử…, từ đó hiểu rõ hơn ý chí quật cường, bất khuất của cha ông ta đã hi sinh xương máu để đổi lấy nền độc lập cho dân tộc’.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trường học trải nghiệm ‘bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968’