Trường hợp 2: Thí sinh đỗ nguyện vọng đã đăng ký nhưng không xác nhận nhập học;
Trường hợp 3: Trong đợt 1 thí sinh không đánh dấu tick vào mục số 9 “Thí sinh có dùng kết quả để xét tuyển ĐH, CĐ”.
Về hồ sơ xét tuyển bổ sung, mỗi trường sẽ có yêu cầu về hồ sơ khác nhau, thí sinh phải điền mẫu đơn đăng ký theo yêu cầu của trường. Vì vậy, thí sinh cần theo dõi trên website của trường để có thể hoàn thiện hồ sơ theo đúng yêu cầu. Có 3 phương thức nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung: Nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh của trường; nộp hồ sơ trực tuyến; nộp hồ sơ về văn phòng tuyển sinh của trường thông qua đường bưu điện.
Dù với những quy định trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tạo điều kiện cho thí sinh, tuy nhiên việc bỏ lỡ xét tuyển đợt 1 và chấp nhận đợi đợt bổ sung là việc khá mạo hiểm, thí sinh cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định. Một số lưu ý các thí sinh cần nắm rõ:
+ Đa phần các trường top đầu và những ngành hot đều đã đủ chỉ tiêu ngay từ đợt xét tuyển đầu tiên. Vì vậy, các trường và ngành tham gia xét tuyển bổ sung đa phần đều khá kén người học nên mới thiếu chỉ tiêu.
+ Điểm xét tuyển đợt bổ sung chỉ được bằng hoặc cao hơn đợt 1. Như đã nói ở trên, điểm đợt bổ sung thậm chí còn cao hơn rất nhiều so với đợt 1.
+ Có nhiều thí sinh trúng tuyển đợt 1 nhưng không xác nhận nhập học và quyết định đợi đợt bổ sung của trường mình mong muốn. Tuy nhiên, có thể trường thí sinh mong muốn sẽ không xét tuyển bổ sung do đã đủ chỉ tiêu.
Mong rằng những thông tin trên có thể giúp các thí sinh hiểu rõ hơn về xét tuyển bổ sung, cũng như có được quyết định đúng đắn nhất về việc nộp hồ sơ xét tuyển.