Truyền thông “bẩn” tung hô Fitobimbi Omega Junior như thần dược, nhưng chỉ từ 0,3% có tác dụng? (bài 4)

Nguyễn Long | 23/11/2023, 06:24
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Fitobimbi Omega Junior thực vật được nhiều bác sĩ “mạng” tuyên truyền như thần dược. Nhưng tỷ lệ chuyển đổi ALA trong Omega thực vật, giúp phát triển não bộ và thị giác cho trẻ chỉ đạt từ 0,3%.

Tỷ lệ chuyển đổi chỉ đạt từ 0,3%

Theo các chuyên gia y tế, trong Omega thực vật, chủ yếu là cung cấp ALA, chất này được biết đến có tác dụng chống oxi hóa. Sau khi đi vào cơ thể, ALA sẽ được chuyển đổi thành DHA và EPA, đây là 2 thành phần chính giúp phát triển não bộ và trí tuệ của trẻ nhỏ.

fitobimbi.jpg
Nhiều bác sĩ, chuyên gia đầu ngành tham gia truyền thông sản phẩm TPCN thuộc nhãn hàng Fitobimbi do Công ty Delap phân phối độc quyền tại Việt Nam

Nhiều chuyên gia y tế cũng cho biết, các công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, tỷ lệ chuyển đổi thành công ALA của Omega thực vật, thành DHA và EPA giúp phát triển não bộ của trẻ, chỉ đạt khoảng từ 0,3% - 20%, ALA còn lại sẽ chủ yếu chuyển thành năng lượng cho cơ thể. Do đó phần lớn ALA sẽ không được chuyển hóa thành chất cần thiết cho sự phát triển cho não bộ của trẻ.

fitobimbi(2).jpg
TPCN Fitobimbi Omega Junior thuộc nhãn hàng Fitobimbi được nhiều bác sĩ "mạng"  và truyền thông "bẩn" cho rằng đây là sản phẩm Omega thực vật duy nhất và ví có tác dụng như thần dược

Fitobimbi Omega Junior thuộc nhãn hàng Fitobimbi được truyền thông "bẩn", và bác sĩ "mạng" truyền thông là Omega thực vật duy nhất trên thị trường.

Nhiều chuyên gia y tế cũng đưa ra khuyến cáo dùng các sản phẩm Omega lấy từ dầu cá, vì cung cấp trực tiếp DHA và EPA cho cơ thể, đem lại hiệu quả, tác dụng nhanh, từ đó giúp con thông minh, tăng cường khả năng ghi nhớ, tập trung và tư duy, do đó Omega từ dầu cá vẫn là lựa chọn giúp cho sự phát triển trí não và thị giác của trẻ nhỏ.

Chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, trước khi cho con sử sụng bất kỳ sản phẩm thực phẩm bổ sung nào, bố mẹ nên cho con đi khám ở những cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa và phải được sự chỉ định của bác sĩ. Việc bổ sung DHA tốt nhất là theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không phải cứ dùng nhiều là tốt.

fitobimbi(1).jpg
Rất nhiều bác sĩ, chuyên gia đầu ngành tham gia truyền thông khen và khuyên nên sử dụng nhiều TPCN thuộc nhãn hàng  Fitobimbi

Theo Tổ chức UNICEF khuyến cáo, nên cung cấp DHA cho trẻ sơ sinh trong 1000 ngày đầu tiên (từ lúc là thai nhi cho đến 24 tháng tuổi). Từ 0 - 2 tuổi, nếu bé không gặp vấn đề gì thì không cần thiết bổ sung thêm DHA dạng uống, vì bé đã nhận được đủ lượng DHA bằng sữa mẹ.

fitobimbi(2).jpg
Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Thạc - Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. HCM) tham gia truyền thông khen TPCN Fitobimbi Sonno. Vị bác sĩ này cũng nhiều lần truyền thông bóng gió về TPCN Fitobimbi Omega Junior.

Cũng theo Tổ chức này, với những bé cai sữa mẹ sớm thì cơ thể bé vẫn cần lượng DHA tiêu chuẩn 17mg/100 kcal. Các mẹ muốn bổ sung DHA cho bé, cần có chỉ định của bác sĩ.

bac-si-dang-dai-hoc-y-ha-noi1.jpg
Vị bác sĩ "mạng" tên Đoàn Hải Đăng giới thiệu công tác tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội xuất hiện khá nhiều trong các video truyền thông "bẩn" định hướng và khen sản phẩm TPCN thuộc nhãn hàng Fitobimbi như thần dược

UNICEF khuyến cáo, tất cả các chất dinh dưỡng đều cần thiết cho cơ thể, nhưng bổ sung nhiều quá sẽ không tốt cho cơ thể, và có thể đem lại những tác dụng không mong muốn. Đối với DHA cũng thế, nếu bổ sung quá nhiều cũng sẽ gây hại cho cơ thể, cụ thể như:

Não bộ là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất, gây ra các tình trạng như khó tập trung, giảm trí nhớ và giảm khả năng học hỏi ngôn ngữ, làm cho bé giao tiếp kém với người xung quanh.

Quá dư thừa DHA dễ làm cho bé bị stress, tính khí thay đổi thất thường, hay cáu gắt, tinh thần không ổn định. Ngoài ra, dùng nhiều DHA sẽ làm cho bé tăng cân, dẫn đến béo phì do các rối loạn các quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Các sản phẩm của Fitobimbi có phải là thần dược ?

Rất nhiều bác sĩ “mạng” đã quảng cáo, truyền thông sản phẩm Fitobimbi Omega Junior là Omega thực vật duy nhất trên thị trường, thuộc nhãn hàng Fitobimbi có tác dụng như thần dược, và chê các sản phẩm Omega từ dầu cá, của các hãng sản xuất khác là tanh, dễ nhiễm kim loại nặng, thủy ngân….

fitobimbi(3).jpg
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Bích Nga - Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em tham gia truyền thông khen và định hướng công chúng tới sản phẩm TPCN Fitobimbi Sonno

Không chỉ TPCN Fitobimbi Omega Junior, hầu như các sản phẩm TPCN khác thuộc nhãn hàng Fitobimbi, cũng đều được các bác sĩ “mạng” này truyền thông “bẩn”, nhằm định hướng người dùng tới các sản phẩm TPCN này do Công ty Cổ phần Dược phẩm Delap (công ty Delap) phân phối độc quyền tại Việt Nam?

fitobimbi(4).jpg
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viên YHCT Trung ương tham gia truyền thông đối với sản phẩm TPCN Fitobimbi Sonno

Một thực trạng là không chỉ có bác sĩ “mạng” tham gia truyền thông “bẩn”, đối với những sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm chức năng (TPCN) thuộc nhãn hàng Fitobimbi. Rất nhiều bác sĩ hiện đang công tác tại những bệnh viện lớn cũng tích cực công khai truyền thông nhiều sản phẩm TPCN thuộc nhãn hàng này là tốt, nên sử dụng…. như:

fitobimbi(5).jpg
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thị Khánh Vân - Nguyên Trưởng khoa A9, Bệnh viện YHCT Quân đội tham gia truyền thông sản phẩm TPCN Fitobimbi Sonno

Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Thạc - Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. HCM); Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Bích Nga - Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em; Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viên YHCT Trung ương; Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thị Khánh Vân - Nguyên Trưởng khoa A9, Bệnh viện YHCT Quân đội; GS, TS. Phạm Nhật An - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viên Nhi Trung ương; Bác sĩ Chuyên khoa II, Nguyễn Thị Thu Yến – Trưởng Liên chuyên khoa Bệnh viện Phương Đông; Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Ngọc Hoa – chuyên khoa Nhi, bệnh viện Xanh Pôn….

fitobimbi(6).jpg
Bác sĩ Chuyên khoa II, Nguyễn Thị Thu Yến – Trưởng Liên chuyên khoa Bệnh viện Phương Đông, tham gia truyền thông và khuyên các mẹ sử dụng sản phẩm TPCN Fitobimbi Sonno

Trong số những bác sĩ tích cực truyền thông “bẩn” để tiếp sức bán hàng TPCN cho nhãn hàng Fitobimbi. Tích cực nhất phải kể đến các bác sĩ, dược sĩ “mạng” tự xưng như: Bác sĩ Đoàn Hải Đăng - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; bác sĩ Nguyễn Xuân Quang - Học viện Quân y; dược sĩ Tống Đức (sinh năm 1991, quê ở Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), chủ tịch câu lạc bộ Dược và đang là chủ chuỗi nhà thuốc tại Hà Nội,…

fitobimbi(7).jpg
Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Ngọc Hoa – chuyên khoa Nhi, bệnh viện Xanh Pôn, tham gia truyền thông và khuyên các mẹ sử dụng sản phẩm TPCN Fitobimbi Sonno trong thời gian dài từ 1-2 tháng

Những bác sĩ “mạng” này không chỉ xuất hiện nhiều trong các video truyền thông “bẩn” cho nhãn hàng Fitobimbi. Họ còn xuất hiện ở nhiều video truyền thông các sản phẩm TPCN của các hãng sản xuất khác, nhưng có điểm chung là những nội dung thông tin truyền thông về cùng một sản phẩm, khác hãng sản xuất lại khen/chê trái ngược…

Câu hỏi là tại sao những bác sĩ/dược sĩ này lại "miệt mài" truyền thông chỉ đích danh và định hướng cha/mẹ mua, cho con sử dụng các sản phẩm của nhãn hàng Fitobimbi? Việc truyền thông lại không khách quan, hướng dẫn để người dân có nhiều lựa chọn những sản phẩm khác, có cùng tác dụng/hoặc tương đương? Liệu có việc sẻ chia lợi ích gì chăng mà họ không chỉ dùng tên tuổi, nghề nghiệp của mình để quảng bá cho nhãn hàng Fitobimbi, mà còn sử dụng cả thương hiệu, tên tuổi các cơ quan y tế nơi đã và đang công tác để gắn với nhãn hàng Fitobimbi? Đây là câu hỏi rất cần cơ quan y tế phối hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật xác định rõ để trả lời công khai với công chúng.

bac-si-dang-dai-hoc-y-ha-noi-copy.jpg
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Bích Nga - Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em tham gia truyền thông khen và định hướng công chúng tới sản phẩm TPCN Fitobimbi Immuno thuộc nhãn hàng Fitobimbi

Được biết sản phẩm Fitobimbi Omega Junior là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, được công ty Delap tự công bố sản phẩm ngày 21/01/2020 theo giấy tiếp nhận công bố số 643/2020/ĐKSP của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế). Sản phẩm này thời gian qua được nhiều bác sĩ, dược sĩ… truyền thông, quảng cáo và ví nó có tác dụng như thần dược.

bac-si-dang-dai-hoc-y-ha-noi.jpg
Vị bác sĩ "mạng" tên Đoàn Hải Đăng giới thiệu làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, rất tích cực tham gia truyền thông "bẩn" định hướng và khen nhiều sản phẩm TPCN thuộc nhãn hàng Fitobimbi như thần dược

Công ty Delap có mã số doanh nghiệp: 0101982810; địa chỉ tại: Biệt thự số L09, lô đất L11, Khu đô thị mới Dương Nội, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Doanh nghiệp này còn được biết đến kinh doanh nhiều sản phẩm TPCN khác cho trẻ em, đều mang nhãn hiệu Fitobimbi như: Fitobimbi Isilax; Fitobimbi Broncamil; Fitobimbi sonno; Fitobimbi D3+K2; Fitobimbi Gas... và cũng được truyền thông “bẩn” tung hô,  ví như thần dược.

chay-chung-cu-mini-khuong-ha-ha-noi-1-copy-copy-copy.jpg
Dược sĩ "mạng" tên Tống Đức (sinh năm 1991, quê ở Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), chủ tịch câu lạc bộ Dược và đang là chủ chuỗi nhà thuốc tại Hà Nội rất tích cực truyền thông về sản phẩm TPCN Fitobimbi Omega Junior, ít nhiều gây hoang mang và hoài nghi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ

Việc tung lên mạng xã hội, lên các phương tiện truyền thông hàng loạt video quảng cáo các sản phẩm của nhãn hàng Fitobimbi, sử dụng nhiều hình ảnh bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia y tế để tiếp thị sản phẩm với những lời lẽ tuyên truyền sản phẩm có tác dụng như thần dược, lôi kéo công chúng  tối đa hóa mục đích bán sản phẩm, đi ngược lại chủ trương nuôi con bằng sữa mẹ của WHO và Bộ Y tế, gây hoang mang lo lắng cho sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ... là những việc làm gây bức xúc dư luận.

Hành vi này cần được cơ quan chức năng liên quan vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có); kịp thời bóc gỡ những video quảng cáo sai sự thật về công dụng của thực phẩm chức năng, tránh những hậu quả đáng tiếc .

“Luật An toàn thực phẩm quy định, các đơn vị sản xuất kinh doanh chỉ được quảng cáo TPCN những nội dung đã được đăng ký, thẩm định và cơ quan chuyên môn cho phép. Thực tế, nhiều đơn vị còn lợi dụng hình ảnh các y bác sĩ, người nổi tiếng, diễn viên để quảng cáo TPCN là vi phạm pháp luật cần được xử lý”.

PGS. TS Nguyễn Thanh Phong

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Truyền thông “bẩn” tung hô Fitobimbi Omega Junior như thần dược, nhưng chỉ từ 0,3% có tác dụng? (bài 4)